Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Có thể bạn quan tâm
Các loại rêu thủy sinh đang có tại Vinh Aqua
Keo dán rêu chuyên dụng, dán trực tiếp trong nước
Chào bạn,

Một trong những loại rêu được dân chơi thủy sinh Việt Nam yêu thích là mini fiss, được khai thác ngoài thiên nhiên. Tuy nhiên sau khi khai thác xong không thể bỏ vào hồ thủy sinh ngay mà phải xử lý.

Tôi đang dự định chơi thử loại rêu này, và đang tìm hiểu cách xử lý. Vậy phải xử lý fiss như thế nào cho đúng cách. Vinh Aqua xin phép trích bài viết của tác giả có nick name Mr Siro trên diễn đàn thủy sinh về cách xử lý fiss cho các bạn tham khảo. Đây là một bài viết rất tỉ mỉ và tâm huyết của tác giả.

Đầu tiên là chuẩn bị công cụ: ở đây Siro dùng mini fiss bám đất đỏ lá cạn, và các thứ sau:
  • 1 con dao
  • 2 tấm vĩ nhôm 10 x 10 cm
  • 1 miếng gạch men
  • vòi phun nước tia nhỏ (vòi rửa xe)
kinh nghiệm xử lý fiss thủy sinh - chuẩn bị công cụ
Chuẩn bị công cụ xử lý fiss
Bạn đặt miếng fiss úp lại lên trên miếng vĩ nhôm, sau đó dùng dao cạo mỏng bớt đất

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  đặt lên vĩ inox


kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  đặt lên vĩ inox và gọt bớt đất

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  đặt lên vĩ inox và gọt bớt đất

Cạo cạo 1 hồi thấy không thể làm mỏng hơn bằng dao nữa thì ta dùng tới nước.

Bạn lấy 1 miếng vĩ nhôm còn lại, úp lên kẹp miếng fiss ở giữa rồi dùng vòi nước, vừa đè 2 vĩ nhôm kẹp miếng fiss lại vừa xịt nước (lưu ý cách này hơi tốn nước)

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn làm sạch

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn làm sạch bằng vòi nước

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn làm sạch bằng vòi nước

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn làm sạch bằng vòi nước

Một hồi sau, ta được miếng fiss hoàn toàn sạch đất mà ko bị vỡ ra nhiều


kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  fiss đã được làm sạch

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  fiss đã được làm sạch

Ở giai đoạn xử lý sạch đất này, bạn có thể dùng bàn chải để chà cũng được, nếu dùng bàn chải bạn nên sử dụng miếng lưới mặt trên lỗ to hơn 1 chút, ở đây Siro dùng 1 miếng vĩ lưới inox

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn làm sạch

Tới giai đoạn cột fiss, bạn chọn cục sỏi nào tròn trịa càng tốt, vì sau này fiss ra lá nước sẽ bung tròn ra đẹp hơn nhìu.

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  chuẩn bị đá cuội để buộc fiss

Nâng miếng vĩ nhôm có miếng fiss lên, đặt cục sỏi vào và lật úp miếng vĩ nhôm lại như vậy fiss sẽ không bị vỡ ra khi bạn đặt fiss lên sỏi

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn buộc fiss lên đá cuội

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn buộc fiss lên đá cuội

Lấy vĩ nhôm ra, bạn thấy có đẹp không nào?
kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  công đoạn buộc fiss lên đá cuội

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  thảm fiss được nằm gọn trên đá cuội

Sau đó dùng lưới để trùm cục fiss sỏi lại, ở đây Siro dùng lưới bông tắm...

kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  dùng cước cố định fiss vào đá

Dùng dây cước cột đầu lươi lại, bạn có thể dùng chỉ cũng được
kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn -  dùng cước cố định fiss vào đá

Thành quả đây
kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn - sản phẩm hoàn chỉnh

Nếu bạn muốn cột mini fiss vào vĩ thì chỉ cần chuẩn bị sẵn 1 vĩ inox rồi trải fiss đã xử lí đất lên






Sau đó dùng dây cước hoặc chỉ cột lại, nếu bạn dùng vỉ inox thì dùng cước cột, còn vĩ nhôm thì dùng chỉ cột.




Tiếp theo là cột fiss vào cục đá to như hình bên dưới


Chuẩn bị fiss đã xử lí



Trải lên từ từ cho tới khi phủ kín mặt đá


Tiếp tục xử lí fiss và trãi...............



Sau đó dùng tấm lưới to để cột lại, cục to nên hơi vất vả trong giai đoạn này.

Vì cục đá to nên lưới không thể siết chặt fiss được nên Siro quấn thêm dây cước vào cho chắc, sau này fiss ra sẽ che hết.




Xong rồi, cho fiss vào hồ thôi.

Chúc các bạn làm được những cục sỏi mini fiss đẹp
kinh nghiệm xử lý mini fiss thủy sinh bám đất lá cạn - fiss đã phát triển sau một thời gian



Nguồn: http://thuysinh.org/forum/showthread.php?t=40508#ixzz3dcUL4gH8
http://thuysinh.org/forum/showthread.php?t=40508
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment