[tintuc]
Rêu hại là vấn đề ai chơi thủy sinh cũng gặp phải. Bạn phải bình tĩnh, tìm ra giải pháp đúng đắn mới "cứu" được bể thủy sinh trong xanh của mình khỏi sự tấn công tàn khốc của rêu hại.
Trong nỗ lực nghiên cứu sâu về thủy sinh, đặc biệt là hạn chế tác hại của rêu hại, Vinh Aqua tiếp tục chia sẻ với bạn bài viết này, được tôi nghiên cứu và dịch từ tài liệu tiếng Anh.
[/tintuc]
Trong nỗ lực nghiên cứu sâu về thủy sinh, đặc biệt là hạn chế tác hại của rêu hại, Vinh Aqua tiếp tục chia sẻ với bạn bài viết này, được tôi nghiên cứu và dịch từ tài liệu tiếng Anh.
Dư thừa Nitrate (NO3) và Phosphate (PO4) (những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây thủy sinh) bị coi là nguyên nhân sinh ra rêu hại. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích sự phát triển của rêu hại để xem sự thật có phải như vậy hay không.
Rêu hại bám vào lá cây thủy sinh |
Rêu hại có 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn bào tử và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn chúng cần loại thức ăn khác nhau. Bào tử ăn Ammonium (NH4) để phát triển, khi chúng trưởng thành thì cần Nitrate (NO3) & Phosphate (PO4). Xin nhắc lại, NO3 và PO4 là những chất dinh dưỡng cần cho cây, điều đó có nghĩa rêu hại sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây.
Bào tử không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng tồn tại trong mọi hồ cá, mọi bể thủy sinh chờ cơ hội phát triển. Vậy để ngăn chặn rêu hại "từ trong trứng nước" chúng ta phải làm gì? Câu trả lời là cắt nguồn thực phẩm (Ammonium (NH4)) và năng lượng (ánh sáng) mà bào tử rêu hại cần để phát triển.
Tắt đèn sẽ không có ánh sáng cho bào tử phát triển. Nhưng cây thủy sinh trong bể thì không chịu nổi sự tăm tối đó. Đây không phải là giải pháp. Trừ khi bạn muốn lật hồ, set up lại bể mới.
Cắt giảm Ammonium (NH4) chính là chìa khóa của vấn đề. Bằng cách nào?
Ammonium (NH4) là do lá già úa sinh ra. Bạn nhớ cắt tỉa lá già ngay khi nó xuất hiện. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung dinh dưỡng (gồm cả Nitrate (NO3) & Phosphate (PO4)), CO2 cho cây phát triển mạnh mẽ. Khi đó cây sẽ tiêu thụ Ammonium (NH4), cạnh tranh dinh dưỡng với bào tử rêu hại. Không có thức ăn, bào tử rêu hại không thể phát triển để đe dọa hồ thủy sinh của bạn nữa.
Ammonium (NH4) là do lá già úa sinh ra. Bạn nhớ cắt tỉa lá già ngay khi nó xuất hiện. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung dinh dưỡng (gồm cả Nitrate (NO3) & Phosphate (PO4)), CO2 cho cây phát triển mạnh mẽ. Khi đó cây sẽ tiêu thụ Ammonium (NH4), cạnh tranh dinh dưỡng với bào tử rêu hại. Không có thức ăn, bào tử rêu hại không thể phát triển để đe dọa hồ thủy sinh của bạn nữa.
Đừng làm ngược lại: cắt giảm dinh dưỡng, cây sẽ yếu ớt & già úa. Lúc đó bạn sẽ thấy rêu hại bùng nổ nhanh như thế nào.
Như vậy, qua thông tin này, ta biết được tầm quan trọng của việc loại bỏ cắt tỉa cây thủy sinh, loại bỏ những lá già, héo úa, tức là ta đang loại bỏ mầm mống của bào tử rêu hại.
Dịch từ nguồn:
http://aquarium-fertilizer.com/nitrate-no3-and-phosphate-po4-dont-cause-algae-ammonia-does
Như vậy, qua thông tin này, ta biết được tầm quan trọng của việc loại bỏ cắt tỉa cây thủy sinh, loại bỏ những lá già, héo úa, tức là ta đang loại bỏ mầm mống của bào tử rêu hại.
Dịch từ nguồn:
http://aquarium-fertilizer.com/nitrate-no3-and-phosphate-po4-dont-cause-algae-ammonia-does
[/tintuc]
No comments :
Post a Comment