Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc] Chào bạn,

Hồ thủy sinh có vẻ đẹp hút hồn người chơi, với thú vui thủy sinh, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, xây dựng nên những khung cảnh thiên nhiên vượt khỏi sự tưởng tượng của nhiều người.

Nếu bạn tìm hiểu, sẽ thấy chơi hồ thủy sinh cần phải bỏ thời gian chăm sóc, và thay nước ít nhất 1 lần mỗi tuần, vậy nếu bạn là người không có nhiều thời gian thì làm sao? Vinh Aqua có giải pháp cho bạn.

Một hồ thủy sinh hoàn chỉnh không thể thiếu các phụ kiện:

  • Hồ kính
  • Đèn
  • Hệ thống lọc
  • Phân thủy sinh
  • Cây
  • Các bộ dụng cụ chăm sóc
  • Hệ thống CO2 (nếu muốn chinh phục những loại cây khó và những bố cục phức tạp).
Tôi sẽ phân tích nếu bạn là người không có thời gian sẽ cần thiết kế hồ như thế nào?

Hồ kính và lọc: Bạn nên chọn hồ tương đối lớn (từ 60 cm trở lên), và chọn kiểu thiết kế có lọc tràn được dán bên trong hồ, và lọc tràn có tối thiểu 3 ngăn lọc trở lên, lọc tràn có bề ngang tối thiểu 10 cm được đặt bên trái hoặc bên phải hồ, hoặc nếu bạn có đủ chi phí để thiết kế lọc tràn nằm đằng sau hồ thì càng tốt, chúng ta sẽ có nhiều ngăn lọc hơn. Sau đó cố gắng bỏ càng nhiều vật liệu lọc càng tốt.

Lọc tràn đằng sau hồ sẽ đắt hơn 1 chút vì sẽ dùng kính nhiều hơn và công sức thợ bỏ ra để làm cũng nhiều hơn.

Ưu điểm: 
  • Kiểu lọc này vừa đảm bảo sự thẩm mĩ, vừa lọc sạch, vừa có thể tạo được dòng chảy. Dòng chảy tốt giúp tạo 1 dòng nước đi liên tục quanh hồ, không có vùng nước chết, giúp đưa dinh dưỡng (do phân thủy sinh nhả ra) và CO2 đi khắp hồ cho cây hấp thụ. Các chú cá cũng thích bơi lội xuôi theo hoặc ngược chiều dòng nước.
  • Hộp lọc lớn có nhiều vật liệu lọc, dòng chảy hiệu quả, giúp loại bỏ hiệu quả phần lớn chất độc trong hồ, và bạn có thể kéo dài thời gian thay nước, thay vì 1 tuần, bạn có thể để 2, 3 hay thậm chí 1 tháng mới thay nước.
  • Lọc tràn trong hồ dễ bảo trì, dễ thay thế, dễ vệ sinh. Máy bơm đặt trong hồ khi hư có thể tìm mua thay dễ dàng và giá rất rẻ.
Lưu  ý: khi vệ sinh bộ lọc, bạn nên tắt máy bơm cho an toàn.

Đèn: chơi thủy sinh phải mở đèn điều độ 8-10 tiếng mỗi ngày cây mới sống và phát triển tốt được. Nếu bạn không có thời gian, hãy trang bị Timer - thiết bị hẹn giờ tự động để việc bật tắt đèn là tự động.

Hãy dùng timer để việc bật tắt đèn cho bể thủy sinh được tự động mỗi ngày
Hãy dùng timer để việc bật tắt đèn cho bể thủy sinh được tự động mỗi ngày

Ví dụ: Sáng bạn đi làm sớm từ 7h 30, tối đến 7h mới về nhà.
  • Hãy chỉnh timer mở đèn từ 1h chiều đến 5h chiều, tức là 4 tiếng
  • Sau đó nghỉ 1 tiếng, chỉnh timer mở đèn từ 6h chiều đến 10h tối, thời điểm bạn đi làm về, và có thể ngắm hồ suốt buổi tối. Thêm 4 tiếng nữa là đủ 8 tiếng.
  • Quá trình này được timer lặp lại mỗi ngày.
Về phân thủy sinh, sử dụng phân Gex Nhật, hay các loại phân thủy sinh cao cấp hơn như Oliver Knott, ADA, trong số này, Gex là kinh tế nhất, nếu chi phí với bạn không thành vấn đề, thì cứ dùng Oliver Knott hay ADA.

Những hồ thủy sinh dùng phân nhập của thương hiệu nổi tiếng như Gex, Oliver Knott, ADA thì nước mau trong hơn dùng phân Việt Nam hay phân trộn, có thể nói là sau 1-2 ngày thậm chí vài tiếng chạy lọc thì nước sẽ trong vắt.

Nếu muốn không có bụi, phủ 1 lớp sỏi suối hay sỏi muối tiêu lên trên, sau này ta có thể vệ sinh hút phân cá dễ dàng.

Cây thủy sinh, chơi thủy sinh sẽ có lúc phải cắt tỉa, nhất là những loại cây căt cắm, có xu hướng vươn cao đụng mặt nước rất nhanh chóng nếu hồ đủ dinh dưỡng, ánh sáng và CO2.

Nếu bạn có điều kiện, hãy chọn những loại cây nổi tiếng là sống khỏe, đẹp và tốc độ phát triển chậm. Ví dụ ráy, dương xỉ, bucep.

Những loại cây này mặc dù có những ưu điểm trên, nhưng lại khá đắt tiền so với những loại cây thường. Vì sao? Vì tốc độ phát triển chậm nên các trại thủy sinh sẽ mất nhiều thời gian chăm sóc trước khi tung ra thị trường, nên giá tất nhiên sẽ cao.

Ví dụ ráy có giá từ 40.000 - 200.000 1 chậu tùy loại, dương xỉ cũng tương tự, cho nên bạn sẽ tốn chi phí kha khá cho loại này.

Mặc dù là cây đắt tiền, nhưng chúng lại rất được dân thủy sinh ưa chuộng và dễ thanh lý nếu bạn chơi chán, vì sức sống dẻo dai, đẹp và là loại cây hiếm. Với thú vui nào cũng vậy, ai cũng muốn sở hữu những thứ hiếm và đắt tiền.

Về bố cục: sau khi chọn chơi những loại cây ở trên, tiếp theo bạn nên chọn những bố cục đơn giản thôi, vì không có thời gian nhiều mà lại chọn những bố cục phức tạp, tốn nhiều thời gian làm và thời gian chăm sóc thì chắc chắn sẽ thất bại, rêu hại đầy hồ, những hồ thủy sinh có bố cục phức tạp đòi hỏi công sức chăm sóc bỏ ra là rất lớn.

Những bố cục đơn giản nhưng vẫn đẹp và nghệ thuật, và quan trọng nhất, dễ chăm sóc, dễ vệ sinh, hơn nữa chơi những bố cục này không gian hồ rất thoáng đãng.

Bây giờ, ta xem xét bố cục phía dưới, chủ đạo ở đây là cây bon sai buộc ráy nana, ráy là loại cây khi hồ đã ổn định, sẽ có sức sống vô cùng dẻo dai, nó thích hợp cho người không có nhiều thời gian vì ráy ít phải cắt tỉa, cả thời gian lá héo và ra lá mới đều khá lâu.

Chỉ có một điều, là thảm cỏ phía dưới nên được thay bằng tiêu thảo, và chọn tiêu thảo parva càng tốt, vì nó cũng có sức sống dẻo dai, không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng, lá lâu héo. Lý do tôi tư vấn thay vì thảm cỏ này người ta ban đầu trồng thưa thớt, sau hơn 1 tháng trồng và chăm sóc nó mới bò ra như vậy.

Bố cục thủy sinh trồng ráy cho người không có nhiều thời gian
Bố cục này thích hợp cho người không có nhiều thời gian, nên thay thảm cỏ ở dưới bằng tiêu thảo, hoặc dương xỉ

Cá: với dạng hồ này, bạn nên tìm thả ngay những sinh vật giúp bạn 1 tay trong việc vệ sinh hồ. Đây là những loài cá hay tép có xu hướng ăn rêu hại, làm sạch lá, ví dụ như:
  • Ốc Nerita
  • Cá otto
  • Một vài chú cá mún
  • Một vài chú tép bò
  • Có cả máy cho cá ăn tự động, bạn cân nhắc xem có muốn sử dụng hay không.
Cá otto vệ sinh hồ thủy sinh vô cùng hiệu quả
Cá otto vệ sinh hồ thủy sinh vô cùng hiệu quả
Bộ dụng cụ chăm sóc:  tất nhiên khi đã không có nhiều thời gian thì nên trang bị ngay từ đầu, để khi cần lại phải xách xe chạy đi mua, những dụng cụ không thể thiếu khi chơi thủy sinh đây:

  • Kéo cắt tỉa thủy sinh, mặc dù cây có tốc độ phát triển chậm nhưng ta cũng cần cắt tỉa những lá héo úa.
  • Nhíp: khi có cây nào bật gốc, ta có thể dễ dàng trồng lại
  • Kẹp ông giữ nước: khi thay nước, ta không cần giữ ống rất bất tiện
  • Cục hít chà hồ: giúp ta dễ dàng vệ sinh
  • Cây chà hồ
  • 1 ít thức ăn cho cá
Câu sẵn 2 vòi nước: có trường hợp khi khách xây nhà mới, họ dự định đặt bể cá chỗ nào, thì đã cẩn thận câu sẵn 2 vòi nước ở đó, tức là ta có thể câu sẵn ống nước để châm thêm nước vào hồ, và 1 ống để tháo nước từ hồ ra, không phải mất công lấy ống nước ra thay nước rồi lại dẹp ống mất thời gian.

Vậy là xong, bạn có thể yên tâm chơi thủy sinh mà có thể tập trung cho những công việc khác. Tuy vậy, cũng cần cân nhắc:
  • Nếu bạn ở một mình, đừng chơi hồ lớn quá, chơi hồ nhỏ thôi, tầm 60 cm trở lại.
  • Nếu có người nhà, nhờ họ để ý xem các thiết bị có hoạt động hay không, ví dụ lỡ tay rút dây điện bộ lọc, nước sẽ đục.
  • Nước trong hồ có thể bị bốc hơi, để ý và chăm nước vào.
  • Mặc dù lọc nước có thể kéo dài thời gian thay nước, tuy nhiên, nếu có thể, hãy chịu khó vận động một chút, cố gắng thay nước từ 20-50% hồ, như đã nói, thường hồ ổn định người ta thay nước 50% / lần và làm mỗi tuần.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo những bố cục thủy sinh đơn giản, dễ chăm sóc cho người chơi không có nhiều thời gian.

Hồ thủy sinh thích hợp cho người không có nhiều thời gian chăm sóc






Video 1 hồ thủy sinh, cây bon sai dùng dương xỉ Châu Phi mini:



[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment