Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Xem thêm:Các sản phẩm CO2 đang có tại Vinh Aqua     Giá trọn bộ CO2 cho hồ thủy sinh

Trong bài viết này Vinh Aqua xin chia sẻ với các bạn kiến thức về CO2 trong hồ thủy sinh qua các câu hỏi mà người chơi thường thắc mắc.

Bài này cũng nằm trong loạt bài 'Tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Hiện tượng cây thở trong hồ thủy sinh khi có CO2 là như thế nào?

Khi hồ thủy sinh của bạn đã có một lượng CO2 đủ và hội tụ thêm các yếu tố cần thiết khác như ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, bạn sẽ thấy hiện tượng cây thủy sinh nhả nhiều bong bóng khí như hình bên dưới, người ta hay gọi là cây thở.

Cây thủy sinh nhả bọt khí khi có CO2 trong hồ thủy sinh

Tuy nhiên nếu bạn đã chăm CO2 thường xuyên mà không thấy cây thở thì cũng đừng lo lắng, cứ bình tĩnh quan sát cây thủy sinh của bạn có phát triển xanh tốt hơn không. Nếu cây xanh tốt thì không cần phải bận tâm chuyện cây không thở hoặc thở ít.

Hiện tượng cây thủy sinh nhả bọt khí khi có CO2 trong hồ thủy sinh

cây màu đỏ thở trong hồ thủy sinh

Tại sao cây không thở khi đã có CO2?

Điều này tôi đã đề cập như trên. Có trường hợp khách mới mua cây thủy sinh và bình CO2 trọn bộ của tôi ngày hôm trước, hôm sau liền hỏi sao không thấy cây thở?

Câu trả lời là bạn mới trồng cây, cây chưa ra rễ và chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường mới, và lượng CO2 bạn cho vào hồ chưa biết đã đủ hay không. Do đó hãy kiên nhẫn chờ 1-2 tuần để cây bắt rễ, và hồ thủy sinh đi vào trạng thái ổn định. Còn nếu biết lượng CO2 có đủ hay không, hãy dùng dung dịch thử nồng độ CO2 trong bể thủy sinh.

Một khía cạnh khác mà ta cần xem xét khi không thấy cây thở, đó là bạn đang dùng một bộ lọc quá mạnh, dẫn đến dòng chảy nước trong hồ của bạn cũng mạnh, những bọt khí được nhả ra từ cây sẽ nhanh chóng bị dòng nước cuốn trôi và đương nhiên bạn sẽ không thấy cây thở.

Rêu ricca thở trong hồ thủy sinh
Rêu ricca thở trong hồ thủy sinh
Tôi thích thấy cây thở thì làm thế nào?

Nhiều khách hỏi tôi điều này. Các bạn thích thấy cây thở. Đây là câu trả lời:

  1. Hãy dùng dung dịch để kiểm tra lượng CO2 cho vào hồ đã đủ hay chưa, sản phẩm này bạn có thể tham khảo trên website của Vinh Aqua.

  2. Nếu kiểm tra và thấy lượng CO2 chưa đủ, hãy tăng lượng CO2 cho vào hồ 

  3. Nếu đã tăng và đảm bảo lượng CO2 đã đủ, quan sát một thời gian dài (mấy ngày) vẫn không thấy cây thở, thì quan sát tiếp cây thủy sinh trong hồ của bạn có phát triển tốt hay không, có dấu hiệu cây bị thiếu đèn hay không, nếu thiếu thì gắn thêm đèn. 

  4. Thường các trường hợp cây thở khi hồ đã hội tụ đủ các yếu tố ánh sáng, co2.

Ta có thể nuôi nhiều cá để chúng nhả CO2, và không cần bình CO2 được không?

Câu trả lời là không, mặc dù chúng ta biết rằng cá sẽ hít Oxy, nhả ra CO2 qua quá trình hô hấp, nhưng lượng CO2 đó vẫn quá ít so với nhu cầu của cây, cho dù bạn có nuôi nhiều cá cỡ nào, cũng sẽ không tốt bằng trang bị bình CO2.

Nếu bạn thả quá nhiều cá, hãy chăm chỉ vệ sinh hồ của mình, vì phân cá và thức ăn dư thừa sẽ góp phần làm dơ hồ.

Ta có thể dùng máy sủi oxy để thay cho bình CO2 được không, vì trong không khí có CO2?

Câu trả lời cũng là không. Vì nếu như vậy, bạn thử nghĩ xem tại sao hàng ngàn người chơi thủy sinh lại bỏ ra mấy trăm nghìn đồng thậm chí hàng triệu đồng để trang bị hệ thống CO2, thay vì mua một máy sủi oxy vài chục nghìn đồng. CO2 từ máy sủi là vô cùng ít và chắc chắn không đủ cho hồ thủy sinh của bạn.

Bơm bình CO2 ở đâu?

Bạn hãy ra những cơ sở phòng cháy chữa cháy hoặc hỏi những người chơi thủy sinh ở khu vực của bạn.

Bình CO2 có an toàn không? Có gây cháy nổ không?


Đây là một câu hỏi nhạy cảm mà rất nhiều bạn thắc mắc. Thật ra trước khi ra kinh doanh tôi cũng rất ngại sử dụng bình CO2, tôi hỏi thẳng các cửa hàng thủy sinh bình này có an toàn hay không, và cũng bỏ vài ngày xới tung internet tìm xem có người chơi thủy sinh nào gặp sự cố với bình CO2 hay không? Câu trả lời là không tìm thấy ai gặp sự cố cả, và khí CO2 là khí không gây cháy nổ, nếu gây cháy nổ thì tại sao người ta dùng bình có khí CO2 để chữa cháy? Nên bạn có thể an tâm, tuy nhiên khi bạn sử dụng bình CO2, nên làm những điều sau đây, theo ý kiến riêng của tôi thôi

  * Để 1 nơi cố định, không thường xuyên làm gì động chạm, va đập đến nó
  * Không cho trẻ nhỏ lại gần nghịch phá
  * Để chỗ thoáng mát
  * Nếu bạn mua bình CO2 thanh lý, đừng mua những bình đã quá cũ kỹ, mục sét.
  * Nếu bình bạn đang xài đã quá cũ kỹ thì bỏ nó đi

Ta có thể đo được lượng CO2 trong hồ thủy sinh hay không?

Câu trả lời là được. Hiện nay trên thị trường có bán các dụng cụ để đo, giúp ta biết được lượng CO2 trong hồ thủy sinh đang dư thừa, đang thiếu hoặc đang đủ cho cây phát triển.

Xem thêm:   Dụng cụ thử CO2 cho hồ thủy sinh của Ista

sản phẩm kiểm tra nồng độ CO2 trong hồ thủy sinh có đủ hay chưa
Sản phẩm giúp kiểm tra nồng độ CO2 trong hồ thủy sinh có đủ hay chưa

Có CO2 là đã đủ cho hồ thủy sinh phát triển đẹp chưa?

Một hồ thủy sinh đẹp là sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

  * Phân nền đủ dinh dưỡng
  * Đủ ánh sáng (dùng đèn thủy sinh chuyên dụng, không phải đèn chế)
  * Lọc đủ công suất, dòng chảy hiệu quả
  * Nước mát
  * Và CO2
  * Sự am hiểu, kiên nhẫn chăm sóc của người chơi

Do đó, không phải chỉ cần trang bị CO2 là có hồ đẹp, mà cần có những yếu tố như tôi liệt kê ở trên và một chút thời gian chăm sóc hồ của bạn.

Khí CO2 bơm vào hồ nhiều quá có ảnh hưởng đến cá không?

Nếu lượng CO2 cho vào bể vừa đủ cho cây dùng, bạn có nhớ trong quá trình quang hợp, cây sẽ nhả khí oxy không, cá sẽ dùng lượng khí oxy này.

Nếu CO2 trong hồ quá nhiều, cây không dùng hết, cá sẽ bị ngợp, bạn sẽ thấy chúng nổi lên ngớp ngớp gần mặt nước, thậm chí nếu CO2 nhiều quá cá có thể bị chết. Bạn hãy trang bị thêm một máy sủi oxy nằm ở góc khác trong hồ.

Xem thêm: Cá chết do ngợp CO2 trong hồ thủy sinh

Một bể thủy sinh chuyên nghiệp không thể thiếu CO2
Một bể thủy sinh chuyên nghiệp không thể thiếu CO2
Bình CO2 xài được trong bao lâu?

Đây là câu hỏi rất nhiều người chơi quan tâm. Thường thì người ta hay dùng bình 2 kg hoặc 3 kg, có thể xài từ 2-4 tháng tùy vào mức độ CO2 mà bạn cho vào hồ. Khi bình hết khí, chi phí cho mỗi lần bơm tùy theo kích thước của bình là từ 100.000 VNĐ trở lại, tùy vào nơi bơm mà giá chênh lệch đôi chút.

Ta có thể tự chế CO2 được không?

Câu trả lời là được. Bạn có thể tự chế bình và khí CO2. Lý do để người chơi thủy sinh tự chế có 2 loại:

  1. Thích khám phá, tự chế (DIY - Do it yourself)
  2. Muốn tiết kiệm chi phí

Nếu bạn có thời gian và thích tự chế, bạn có thể làm. Nếu bạn hỏi ý kiến của tôi, tôi sẽ khuyên nếu chơi lâu dài thì đừng tự chế, mất thời gian vô ích. Tôi đã quan sát nhiều bạn ban đầu chế CO2 cũng được đấy, dần dần thấy mất thời gian quá, họ mua luôn bình CO2 chơi luôn cho khỏe.

Đừng tự chế CO2 cho hồ thủy sinh


Không sử dụng CO2 thì chơi thủy sinh được không?

Thường lý do để người chơi không muốn trang bị bình CO2 là như sau:

  1. Tiết kiệm chi phí
  2. Sợ bình CO2 gây nguy hiểm

Có CO2, bạn có thể chinh phục mọi loại cây thủy sinh từ dễ đến khó, và giúp cây phát triển hoàn hảo vẻ đẹp của mình. Tuy nhiên vì lý do nào đó bạn không thể trang bị bình CO2 thì vẫn chơi thủy sinh được, nhưng cây sẽ lên chậm, đẹp thì cũng đẹp đấy, nhưng không thể so sánh với một hồ có đầy đủ linh kiện cần thiết và CO2. Một lần nữa tôi nêu quan điểm, không phải vô lý mà hàng nghìn người chơi thủy sinh khắp thế giới trang bị bình CO2, đã có nhiều bài phân tích về lợi ích của CO2 từ người chơi và các tổ chức chuyên về thủy sinh ở Việt Nam và thế giới.

Cây thủy sinh trong hồ có CO2 luôn phát triển nhanh hơn trong hồ không có CO2


Hồ thủy sinh kích cỡ nhỏ có cần dùng CO2 không?

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các hồ thủy sinh trong nước và ngoài nước, sẽ thấy rằng ngay cả những hồ thủy sinh nhỏ, có chiều dài chừng 30 cm người ta vẫn dùng CO2.

hồ thủy sinh nhỏ vẫn dùng CO2
hồ thủy sinh nhỏ vẫn dùng CO2
Mở CO2 24/24 được không?

Rất nhiều người hỏi câu này. Bạn lưu ý rằng khi bạn tắt đèn, và mở CO2, thì điều này vô ích. Vì quá trình quang hợp chỉ xảy ra khi có ánh sáng. Bạn để CO2 24/24 cũng được, nhưng coi chừng cá bị ngợp, nên trang bị máy sủi oxy bổ sung, nếu có thể, nên ngắt CO2 khi tắt đèn.

Với các sản phẩm CO2, bạn có thể tham khảo trên website của Vinh Aqua

Trường hợp nào cho biết sử dụng CO2 không hiệu quả

Mời bạn xem video bên dưới để tham khảo 1 cách sử dụng CO2 không hiệu quả của người chơi, những giọt CO2 được phun lên quá to và nhanh chóng trồi lên khỏi mặt nước bay mất, tỉ lệ hòa tan trong nước để cây hấp thụ không được bao nhiêu.



Có ý kiến cho rằng CO2 giúp ngăn ngừa rêu hại, đúng hay sai?

Điều này là đúng, khi bạn đã chịu đầu tư một hồ thủy sinh đúng linh kiện, và CO2 dồi dào, lượng cây trong hồ đủ nhiều, bạn sẽ nhận thấy cây thủy sinh rất xanh tốt, và tỉ lệ rêu hại xuất hiện rất ít, vì khi cây khỏe thì rêu hại sẽ bị yếu thế. Lưu ý đừng quên vệ sinh hồ định kỳ.
Cách lắp đặt bình CO2 cơ bản?

Một bộ CO2 cơ bản sẽ được lắp đặt theo thứ tự như hình dưới, tôi đã đánh số từ 1 đến 3 lần lượt như sau:

  1. Van 1 chiều

  2. Bộ đếm giọt

  3. Cốc sủi (có thể thay bằng bộ trộn cánh quạt)

Cách lắp bình CO2 cho hồ thủy sinh

Thường các bạn ở xa mua bình CO2 sẽ không được lắp sẵn, các bạn nhìn hình và tự lắp ở nhà.

Có thể bạn quan tâm:
Cá chết do ngợp CO2 trong hồ thủy sinh
Thế nào là hệ thống CO2 hoàn chỉnh cho bể thủy sinh
Các sản phẩm CO2 cho hồ thủy sinh
[/tintuc]

XEM THÊM

2 comments :

  1. Dùng co2 dạng nước được ko bạn, nếu được thì dùng ntn là hiệu quả

    ReplyDelete
  2. E chơi cát cắm cho bể bé bật c02+ đèn vào ban đêm dc ko ạ
    E bể này chưa nuôi cá

    ReplyDelete