[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.
Trong những bố cục hồ thủy sinh, nhất là những bố cục núi đá, các bạn có để ý phần núi đá phía sau cao hơn nhiều so với phía trước? Vậy làm thế nào để tạo độ dốc, độ dốc cao quá có làm phân nền bị sạt, làm hư bố cục? Vinh Aqua xin chia sẻ với các bạn về vấn đề này.
Có bạn còn hỏi rằng có cần dùng thêm dụng cụ gì để cố định phân không?
Câu trả lời là không dùng thêm gì cả, bạn cứ đổ phần phân nền thủy sinh phía sau cho cao lên, và trong khi thao tác, hãy nhẹ nhàng, sau đó trồng cây và vô nước cũng nhẹ nhàng, nó không sạt đâu.
Lưu ý là đá lúc bạn sắp bố cục, như bố cục đá, cần vùi chân đá xuống một chút thì đá mới đứng vững được, và cũng góp phần tạo thêm tính tự nhiên cho bố cục, chính những viên đá được vùi xuống phân nền một chút vô tình góp phần làm cho phân nền không bị sạt.
Trước tiên, ta quan sát tấm hình bên dưới, phần núi đá phía sau cao hơn nhiều phía trước, và phía sau người chơi trồng các loại cây thủy sinh cắt cắm.
Tiếp theo, đây là tấm ảnh chụp xéo của chính hồ thủy sinh ở trên. Từ góc chụp này ta thấy phần phân nền phía sau được đổ lên rất cao.
Tiếp tục, đây là một hồ thủy sinh khác, và với góc chụp này, ta cũng thấy rõ vấn đề, phần phân nền ở hậu cảnh được đổ cao hơn gấp 4 lần phần tiền cảnh.
Ở bố cục phía dưới đây, nền không đổ cao lắm, chỉ cao vừa phải thôi.
Tiếp tục, bây giờ ta quan sát những bố cục thủy sinh dùng cây bon sai, người chơi có xu hướng đổ phân cao tạo độ dốc ngay chỗ cây bon sai, bạn quan sát kỹ xem.
Bố cục lũa thủy sinh đổ phân cao tạo độ dốc 2 bên.
Bây giờ ta mở rộng vấn đề, hầu hết đều là những câu hỏi người mới chơi hay thắc mắc.
Đổ phân cao quá như vậy có cần thiết, hao phân không?
Cái này không thể khẳng định là hao phân hay không.
Cuối cùng, mời bạn xem video minh họa, bạn để ý khi phân nền được đổ lên cao, tác giả nhấn những viên đá xuống tạo thế đứng vững chắc.
Hy vọng kiến thức này có ích cho các bạn mới.
Nguồn ảnh: Filipe Oliveira + sưu tầm Internet
Có thể bạn quan tâm:
[/tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.
Trong những bố cục hồ thủy sinh, nhất là những bố cục núi đá, các bạn có để ý phần núi đá phía sau cao hơn nhiều so với phía trước? Vậy làm thế nào để tạo độ dốc, độ dốc cao quá có làm phân nền bị sạt, làm hư bố cục? Vinh Aqua xin chia sẻ với các bạn về vấn đề này.
Có bạn còn hỏi rằng có cần dùng thêm dụng cụ gì để cố định phân không?
Câu trả lời là không dùng thêm gì cả, bạn cứ đổ phần phân nền thủy sinh phía sau cho cao lên, và trong khi thao tác, hãy nhẹ nhàng, sau đó trồng cây và vô nước cũng nhẹ nhàng, nó không sạt đâu.
Lưu ý là đá lúc bạn sắp bố cục, như bố cục đá, cần vùi chân đá xuống một chút thì đá mới đứng vững được, và cũng góp phần tạo thêm tính tự nhiên cho bố cục, chính những viên đá được vùi xuống phân nền một chút vô tình góp phần làm cho phân nền không bị sạt.
Trước tiên, ta quan sát tấm hình bên dưới, phần núi đá phía sau cao hơn nhiều phía trước, và phía sau người chơi trồng các loại cây thủy sinh cắt cắm.
Tiếp theo, đây là tấm ảnh chụp xéo của chính hồ thủy sinh ở trên. Từ góc chụp này ta thấy phần phân nền phía sau được đổ lên rất cao.
Tiếp tục, đây là một hồ thủy sinh khác, và với góc chụp này, ta cũng thấy rõ vấn đề, phần phân nền ở hậu cảnh được đổ cao hơn gấp 4 lần phần tiền cảnh.
Ở bố cục phía dưới đây, nền không đổ cao lắm, chỉ cao vừa phải thôi.
Tiếp tục, bây giờ ta quan sát những bố cục thủy sinh dùng cây bon sai, người chơi có xu hướng đổ phân cao tạo độ dốc ngay chỗ cây bon sai, bạn quan sát kỹ xem.
Bố cục lũa thủy sinh đổ phân cao tạo độ dốc 2 bên.
Bây giờ ta mở rộng vấn đề, hầu hết đều là những câu hỏi người mới chơi hay thắc mắc.
Đổ phân cao quá như vậy có cần thiết, hao phân không?
Cái này không thể khẳng định là hao phân hay không.
- Ta thấy người chơi đổ phân cao như vậy, và ở phía sau họ trồng những loại cây cắt cắm, những loại cây hút dinh dưỡng mạnh, hoặc cây có màu đỏ chẳng hạn, lượng phân nền nhiều thì lượng dinh dưỡng dồi dào, tuổi thọ hồ cao thôi. Có những bố cục núi đá tạo độ dốc cao trồng thảm trân châu là chủ đạo, trân châu là loại cây cần dinh dưỡng mạnh, đổ phân nền nhiều thì tốt.
- Nhiều người chơi có nhu cầu tiết kiệm được nhiêu hay nhiêu. Đây là nhu cầu chính đáng, không phải ai cũng rủng rỉnh hầu bao để chơi thủy sinh. Có trường hợp tôi thấy người ta lấy tấm gạch ống để kê ở dưới, sau đó đổ phân cao lên, hoặc người ta đổ sỏi ở dưới, rồi phủ lớp phân ở trên cho cao lên.
Bây giờ, mời bạn chiêm ngưỡng những bố cục thủy sinh đổ phân nền tạo độ dốc
Bể thủy sinh đổ phân nền cao tạo độ dốc trong cuộc thi thủy sinh tại Trung Quốc 2016 |
Một bố cục thủy sinh núi đá đổ phân nền tạo độ dốc tại cuộc thi thủy sinh Indonesia 2016 |
Cuối cùng, mời bạn xem video minh họa, bạn để ý khi phân nền được đổ lên cao, tác giả nhấn những viên đá xuống tạo thế đứng vững chắc.
Hy vọng kiến thức này có ích cho các bạn mới.
Nguồn ảnh: Filipe Oliveira + sưu tầm Internet
Có thể bạn quan tâm:
Các loại đá thủy sinh đang có tại Vinh Aqua | |
Các loại phân thủy sinh đang có tại Vinh Aqua |
No comments :
Post a Comment