[tintuc]
Trong bài viết này Vinh Aqua điểm qua những lỗi thường gặp ở những bạn mới chơi thủy sinh, mục đích của viết bài này là để chia sẻ kinh nghiệm, chứ không phải chê bai những bạn mới, và để những bạn sau có thể làm tốt hơn.
Những lỗi thiết kế bên dưới có những bạn thật sự không biết do chưa từng có trải nghiệm, nhưng cũng có những bạn biết mà vẫn làm là do linh kiện có sẵn, không muốn mua cái mới nên dùng luôn, chơi cho vui, dù thế nào thì đây cũng là những kinh nghiệm cho các bạn mới đang tìm hiểu tự chơi.
Mời bạn bắt đầu theo dõi, những lỗi của người mới được tôi tô màu đỏ.
Trồng cây to ở vị trí tiền cảnh
Những cây thủy sinh cao lớn nên được trồng ở vị trí hậu cảnh, nó sẽ giúp hồ trông thoáng đãng hơn và không che mất những cây nhỏ ở vị trí tiền cảnh.
Dùng sỏi to làm con suối
Nếu bạn muốn làm con đường hoặc con suối, có thể dùng cát xây dựng hoặc cát trắng, sỏi trắng loại nhỏ thì sẽ trông tự nhiên hơn dùng sỏi to như hình bên dưới, lưu ý dù dùng loại gì thì bạn cũng nên rửa sạch trước khi cho vào hồ.
Ta nên dùng sỏi nhỏ
Dùng lọc tràn trên
Lọc tràn trên thích hợp cho những bể nuôi cá cảnh đơn thuần, không thích hợp cho bể thủy sinh, ngoài yếu tố thẩm mĩ (máy bơm nằm lộ thiên trong hồ), hộp lọc còn chiếm không gian để đèn như hình bên dưới.
Như ảnh minh họa bên dưới, đây là ảnh hồ thủy sinh của một người mới chơi, bạn thấy rõ máy bơm nằm trong hồ, nếu vì lý do nào đó máy bơm rớt xuống, chắc chắn nó sẽ thổi mọi thứ trong hồ bay tung tóe.
Trồng những cây cắt cắm thưa thớt
Nếu chịu khó quan sát lại những bố cục hồ thủy sinh cắt cắm trên web của Vinh Aqua, bạn sẽ thấy những cây cắt cắm nên được trồng sát lại với nhau, chúng sẽ phát triển thành cụm rất đẹp, các bạn mới chơi hay mắc lỗi là trồng thưa thớt và cách nhau quá xa.
Dùng đá san hô trong hồ thủy sinh
Ta không nên dùng đá san hô cho hồ thủy sinh, không chỉ về mặt thẩm mĩ, việc dùng đá san hô có thể làm tăng pH không tốt cho cá và cây thủy sinh.
Bài viết mang tính chia sẻ để các bạn mới có thể tự thiết kế một hồ thủy sinh đẹp hơn, lời khuyên khi chơi thủy sinh là:
* Tìm hiểu kỹ trước khi chơi, cả về linh kiện và đặc điểm các loại cây, cách chăm sóc.
* Tham khảo nhiều bố cục mẫu trước khi làm.
Ảnh: sưu tầm từ các bạn chơi thủy sinh trên Internet
[/tintuc]
Trong bài viết này Vinh Aqua điểm qua những lỗi thường gặp ở những bạn mới chơi thủy sinh, mục đích của viết bài này là để chia sẻ kinh nghiệm, chứ không phải chê bai những bạn mới, và để những bạn sau có thể làm tốt hơn.
Những lỗi thiết kế bên dưới có những bạn thật sự không biết do chưa từng có trải nghiệm, nhưng cũng có những bạn biết mà vẫn làm là do linh kiện có sẵn, không muốn mua cái mới nên dùng luôn, chơi cho vui, dù thế nào thì đây cũng là những kinh nghiệm cho các bạn mới đang tìm hiểu tự chơi.
Mời bạn bắt đầu theo dõi, những lỗi của người mới được tôi tô màu đỏ.
Trồng cây to ở vị trí tiền cảnh
Những cây thủy sinh cao lớn nên được trồng ở vị trí hậu cảnh, nó sẽ giúp hồ trông thoáng đãng hơn và không che mất những cây nhỏ ở vị trí tiền cảnh.
Như hình bên dưới, cây lan nước to lớn đang được trồng ở vị trí tiền cảnh, và che đi rất nhiều họa tiết của lũa phía sau.
Không nên trồng cây thủy sinh cao lớn ở vị trí tiền cảnh |
Ngoài việc trồng cây đúng vị trí, với những bể thủy sinh có kích thước nhỏ các bạn nên chọn những cây thủy sinh nhỏ để hồ trong thoáng đãng hơn, ví dụ hồ 40 x 30 x 30 (dài x rộng x cao, tính bằng cm) mà trồng cây xà lách Nhật hoặc cây Ruby thì không ổn, nếu là những cây như tân đế tài hồng, trân châu cao lá tròn...thì hợp lý hơn.
Để tránh lỗi này các bạn mới trước khi chơi nên dành thời gian tìm hiểu cây nào nên trồng tiền cảnh, cây nào nên trồng trung hoặc hậu cảnh.
Trường hợp này không phải là ít, có những bạn chụp hình hỏi tôi sao cây cứ héo và chết dần, thì ra các bạn mua về cứ để nguyên chậu và cho vào hồ.
Xem thêm: * Danh sách cây thủy sinh tiền cảnh * Danh sách cây thủy sinh hậu cảnhĐể nguyên chậu cây, không xử lý và cho thẳng vào hồ
Trường hợp này không phải là ít, có những bạn chụp hình hỏi tôi sao cây cứ héo và chết dần, thì ra các bạn mua về cứ để nguyên chậu và cho vào hồ.
Khi cây mới mua về, các bạn nên lấy ra khỏi chậu, rửa sạch, cắt ngắn rễ, những cây cắt cắm nhỏ thì cắt ngắn thành 2 hay nhiều khúc rồi mới trồng.
Dùng sỏi to làm con suối
Nếu bạn muốn làm con đường hoặc con suối, có thể dùng cát xây dựng hoặc cát trắng, sỏi trắng loại nhỏ thì sẽ trông tự nhiên hơn dùng sỏi to như hình bên dưới, lưu ý dù dùng loại gì thì bạn cũng nên rửa sạch trước khi cho vào hồ.
Hồ thủy sinh dùng sỏi to làm con suối |
Nên dùng sỏi nhỏ làm con suối trong hồ thủy sinh (Ảnh Filipe Oliveira) |
Dùng lọc tràn trên
Lọc tràn trên thích hợp cho những bể nuôi cá cảnh đơn thuần, không thích hợp cho bể thủy sinh, ngoài yếu tố thẩm mĩ (máy bơm nằm lộ thiên trong hồ), hộp lọc còn chiếm không gian để đèn như hình bên dưới.
Không nên dùng lọc tràn trên cho bể thủy sinh |
Máy bơm của lọc tràn trên nếu vì lý do nào đó rớt xuống có thể thổi mọi thứ trong hồ tung tóe |
Trồng những cây cắt cắm thưa thớt
Nếu chịu khó quan sát lại những bố cục hồ thủy sinh cắt cắm trên web của Vinh Aqua, bạn sẽ thấy những cây cắt cắm nên được trồng sát lại với nhau, chúng sẽ phát triển thành cụm rất đẹp, các bạn mới chơi hay mắc lỗi là trồng thưa thớt và cách nhau quá xa.
Xem thêm: Những hồ thủy sinh đẹp trồng cây cắt cắm
Như hình bên dưới, bạn thấy rõ rằng cây vẩy ốc đỏ và cây lá ớt được người chơi trồng thưa thớt rải khắp hồ, thậm chí nằm đơn độc một mình, và đang có một cây vẩy ốc đỏ được trồng ở vị trí tiền cảnh.
Những cây thủy sinh cắt cắm nên được trồng gần nhau để phát triển thành cụm
Sử dụng 2 hay nhiều loại đá khác nhau cho một hồ thủy sinh.
Để bố cục thủy sinh mang tính tự nhiên hơn, bạn nên dùng duy nhất một loại đá.
Như hình bên dưới, bạn thấy rằng hồ này đang sử dụng 2 loại đá khác nhau là đá cuội và một loại đá vàng thường được dùng làm hòn non bộ, và hồ này đang có nắp đậy, tôi sẽ đề cập bên dưới.
Không chỉ đá mà lũa cũng vậy, ví dụ lũa đỗ quyên có màu vàng và nhẵn, lũa linh sam có họa tiết sần sùi và màu nâu sậm, nếu bạn kết hợp 2 loại lũa trong một bố cục khoe nhiều họa tiết lũa thì không nên, nếu bố cục có nhiều cây che phần lớn lũa thì ổn.
Thiết kế hồ thủy sinh có nắp
Điều này thật ra cũng không phải là lỗi thiết kế, đó có thể là ý muốn của chủ nhân khi làm hồ vì một lý do nào đó, ví dụ như tránh trẻ con quậy phá.
Nếu bạn để ý những người chơi thủy sinh lâu năm, và những nghệ nhân chơi thủy sinh nổi tiếng trên thế giới, hay những showroom trưng bày thủy sinh chuyên nghiệp của ADA, bạn sẽ thấy đa số hồ thủy sinh của họ không có nắp, mà sẽ có giá treo đèn để nâng đèn lên cao.
Tôi đã gặp nhiều trường hợp cả hồ cũ và hồ mới thiết kế, từ hồ 90 cm đến hồ 1m7 có nắp, điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc ví dụ như:
* Khó thao tác, vệ sinh hồ
* Thường những hồ này sẽ có kiềng, và đèn sẽ nằm trên kiềng, gần sát mặt nước, tăng nhiệt lượng tỏa xuống hồ
* Khó khăn khi gắn quạt làm mát nếu chơi rêu
Những cây thủy sinh cắt cắm nên được trồng gần nhau để phát triển thành cụm
Những cây thủy sinh cắt cắm nên được trồng gần nhau để phát triển thành cụm |
Để bố cục thủy sinh mang tính tự nhiên hơn, bạn nên dùng duy nhất một loại đá.
Như hình bên dưới, bạn thấy rằng hồ này đang sử dụng 2 loại đá khác nhau là đá cuội và một loại đá vàng thường được dùng làm hòn non bộ, và hồ này đang có nắp đậy, tôi sẽ đề cập bên dưới.
Xem thêm: Tham khảo các loại đá làm bố cục hồ thủy sinhNếu 2 loại đá khác nhau nhưng có hình dáng, màu sắc na ná nhau thì có thể tạm được.
Không nên dùng 2 loại đá khác nhau cho một hồ thủy sinh |
Nên sử dụng duy nhất 1 loại đá cho hồ thủy sinh |
Thiết kế hồ thủy sinh có nắp
Điều này thật ra cũng không phải là lỗi thiết kế, đó có thể là ý muốn của chủ nhân khi làm hồ vì một lý do nào đó, ví dụ như tránh trẻ con quậy phá.
Nếu bạn để ý những người chơi thủy sinh lâu năm, và những nghệ nhân chơi thủy sinh nổi tiếng trên thế giới, hay những showroom trưng bày thủy sinh chuyên nghiệp của ADA, bạn sẽ thấy đa số hồ thủy sinh của họ không có nắp, mà sẽ có giá treo đèn để nâng đèn lên cao.
Tôi đã gặp nhiều trường hợp cả hồ cũ và hồ mới thiết kế, từ hồ 90 cm đến hồ 1m7 có nắp, điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc ví dụ như:
* Khó thao tác, vệ sinh hồ
* Thường những hồ này sẽ có kiềng, và đèn sẽ nằm trên kiềng, gần sát mặt nước, tăng nhiệt lượng tỏa xuống hồ
* Khó khăn khi gắn quạt làm mát nếu chơi rêu
Đã có trường hợp khách đặt mua cái đèn thủy sinh Odyssea và cố gắng nhét cái adapter nằm gọn trong nắp, và adapter rớt xuống nước hư mất.
Hồ thủy sinh có nắp khá bất tiện khi chăm sóc |
Sử dụng đèn màu
Các bạn mới chơi chỉ nghĩ đơn giản là kiếm cái đèn nào cũng được, miễn là thắp sáng được hồ thủy sinh, kể cả dùng đèn màu, bạn nên dùng đèn chuyên dụng cho hồ thủy sinh để cây phát triển tốt.
Các bạn mới chơi chỉ nghĩ đơn giản là kiếm cái đèn nào cũng được, miễn là thắp sáng được hồ thủy sinh, kể cả dùng đèn màu, bạn nên dùng đèn chuyên dụng cho hồ thủy sinh để cây phát triển tốt.
Như hình bên dưới, một bạn mới chơi dùng đèn hồng, cây sẽ nhanh chóng lụi tàn.
Dùng đá san hô trong hồ thủy sinh
Ta không nên dùng đá san hô cho hồ thủy sinh, không chỉ về mặt thẩm mĩ, việc dùng đá san hô có thể làm tăng pH không tốt cho cá và cây thủy sinh.
Bài viết mang tính chia sẻ để các bạn mới có thể tự thiết kế một hồ thủy sinh đẹp hơn, lời khuyên khi chơi thủy sinh là:
* Tìm hiểu kỹ trước khi chơi, cả về linh kiện và đặc điểm các loại cây, cách chăm sóc.
* Tham khảo nhiều bố cục mẫu trước khi làm.
Xem thêm: Loạt bài tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua
Ảnh: sưu tầm từ các bạn chơi thủy sinh trên Internet
[/tintuc]
bài hay ạ
ReplyDelete