Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc] Trong bài viết đầu tiên về chủ để 'Tại sao cây thủy sinh tôi trồng toàn chết', Vinh Aqua đã chia sẻ với các bạn các lý do phổ biến làm cho người chơi thủy sinh trồng cây phát triển không được như ý muốn, thì trong phần 2, tôi chia sẻ dưới những góc nhìn khác, đây là những tình huống tôi góp nhặt qua việc tư vấn người chơi.

 Đã nghe tư vấn, nhưng vẫn thích tự trải nghiệm theo ý mình, hoặc chưa đủ điều kiện

Có một khách hàng đến shop mua trân châu ngọc trai, nếu có mặt, tôi thường bắt chuyện để trao đổi kiến thức, anh bảo mua về trồng thử, có trồng thử mấy lần mà sao nó chết hoài, theo thói quen, tôi hỏi dùng đèn gì, phân gì...thì anh bảo là dùng đèn huỳnh quang tự chế. Những trường hơp này đối với tôi đã quá quen thuộc, thường mà trồng cây toàn chết là chắc chắn sẽ có 1 cái gì đó sai trong hồ, ví dụ:

 * Đèn tự chế, thiếu ánh sáng, ánh sáng không phù hợp. Bạn có thể chế thoải mái nếu nuôi cá, nhưng có thể ánh sáng đó sẽ không phù hợp nếu muốn trồng cây thủy sinh.
 * Phân thủy sinh loại bình dân, mà muốn trồng những cây cần nhiều dinh dưỡng như trân châu, những cây màu đỏ...
 * Những cái này tôi đã phân tích trong phần 1.

Chế đèn thoải mái cho hồ cá, nhưng có thể không phù hợp cho hồ thủy sinh
Chế đèn thoải mái cho hồ cá, nhưng có thể không phù hợp cho hồ thủy sinh

Hồ của anh cũng không có CO2, tôi bảo trân châu này mua về đảm bảo trồng không bò nổi, thế là anh mua vài chậu cắt cắm về trồng lại thử. Vài lần sau anh có ghé, mua thêm vài chậu cây cắt cắm nữa hay những dụng cụ lặt vặt, tôi hỏi thì anh bảo vẫn dùng đèn huỳnh quang, qua cách trả lời khi tôi tư vấn đèn Odyssea, anh ngại chi phí.

Hay như một khách hàng khác, hồ 1m2, cao hơn 55 cm có kiềng, trồng cắt cắm rất nhiều, tôi tư vấn và đã chịu đầu tư 2 máng đèn Odyssea, khi tôi ghé thăm hồ 2 lần, anh đều tắt bớt 1 đèn, tôi hỏi thì người nhà bảo anh nói 1 đèn là thấy đủ sáng rồi, đến khi tôi ghé lần thứ 3 thì phần lá phía dưới bị rụng, dấu hiệu rõ rệt nhất của sự thiếu sáng.

Qua đây mới thấy rằng, mặc dù mình đã cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng khách hàng muốn tự trải nghiệm theo ý mình, hoặc chưa đủ điều kiện thì đành chịu.

Thiếu kỹ năng chăm sóc hồ thủy sinh

Đối với những trường hợp vì lý do nào đó bỏ bê hồ, không vệ sinh, chăm sóc định kỳ hàng tuần, và đầu tư linh kiện không tốt thì sẽ bị rêu hại đầy hồ, bám đầy lá cây, có 2 trường hợp thú vị ở đây:

  * Rêu bám đầy lá, không biết đó là rêu hại, không gỡ ra lúc vệ sinh
  * Rêu hại bám đầy cây, nặng quá tưởng rằng cây đã chết


Mời bạn xem ảnh bên dưới, đa số những hồ bị bỏ bê, không được chăm sóc sẽ trông như vậy
Dấu hiện rõ rệt nhất của một hồ thủy sinh không được chăm sóc
Dấu hiện rõ rệt nhất của một hồ thủy sinh không được chăm sóc (ảnh minh họa)


[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment