Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Tiếp sau bài viết 'Những lỗi khi thiết kế hồ thủy sinh của người mới', thì trong bài viết này, Vinh Aqua chia sẻ với các bạn những lỗi khi chăm sóc hồ thủy sinh của người mới.

Xin nói rõ ở đây mục tiêu của bài viết là để chia sẻ kinh nghiệm, không phải để châm biếm, chế giễu các bạn mới, và những lỗi ở đây phần lớn là do các bạn không biết, chính vì không biết mới sinh ra lỗi, và các bạn có những hiểu nhầm về hồ thủy sinh.

Những nội dung trong bài viết này cũng có thể gôm vào chủ đề là 'Hướng dẫn chăm sóc và bảo trì hồ thủy sinh'.

Nguồn tư liệu để tôi viết bài này vì nhiều bạn chơi thủy sinh đã liên hệ và nhờ tôi tư vấn.

Giờ ta bắt đầu phân tích về cách các bạn mới chăm sóc, những lỗi của người mới được tôi tô màu đỏ.

Khi thay nước chỉ đơn giản là hút nước ra, không hút cặn bẩn

Có những bạn khi thay nước hồ thủy sinh, chỉ đơn giản là hút nước ra và chăm nước mới vào, rất nhiều cặn bẩn, phân cá, lá cây mục rữa còn sót lại trong hồ khi đã thay nước. Đó là chưa kể các bạn không chà rêu bám trên kính, ta sẽ phân tích bên dưới.

Lý do các bạn không hút cặn bẩn ra vì nghĩ là sẽ hút phân nền ra, và rất nhiều trường hợp là không biết rằng cần phải làm điều này.

Khi thay nước, các bạn cầm ống hút, nếu ống cách mặt đáy khoảng 3-4 cm phân nền sẽ không bị hút, mà những lớp cặn sẽ bị hút ra, hãy tự mình tìm ra khoảng cách thích hợp để hút được cặn bẩn mà không hút phân nền.

Hãy xem kỹ video bên dưới của tác giả Nigel Aquascaping, chúng ta thấy rằng rất nhiều chất bẩn đóng trong hồ thủy sinh, dù bằng cách nào, lấy tay quơ nhẹ hay dùng công cụ hỗ trợ, bạn hãy hút chúng ra khi thay nước càng nhiều càng tốt.



Hút cặn bẩn góp phần làm hồ thủy sinh trở nên sạch sẽ hơn, giảm những chất độc cho cá, giảm rêu hại.

Nghĩ là rêu bám trên kính không lau sạch được

Có những bạn khi tôi ghé thăm hồ thì rêu nâu, rêu xanh bám lên kính rất nhiều, tôi hỏi thì các bạn nói là lau không ra được. Thường những lúc đó không mang theo dụng cụ, tôi bảo các bạn cho mượn miếng bùi nhùi màu xanh rửa chén và chà minh họa, rêu bị lau sạch sẽ, các bạn mới nhận ra là có thể lau sạch và nói để tự mình vệ sinh.

Như video bên dưới, bạn có thể dùng dụng cụ là dao cạo rêu để cạo rêu bám trên kính, vô cùng nhanh và hiệu quả, không làm trầy kính.





Không cắt bỏ lá già yếu

Như hình bên dưới, những lá quá rách rưới, bị rêu hại bám thì nên cắt bỏ để cây phát triển những lá mới


Luôn trông chờ vào cá, ốc, tép, thuốc khi bị rêu hại

Tôi có mặt trong hầu hết các diễn dàn, group thủy sinh trên mạng, cũng như trao đổi trực tiếp với các bạn, rất rất nhiều trường hợp các bạn mới có cái nhìn sai về rêu hại, các bạn luôn nghĩ rằng rêu hại trong bể thủy sinh chỉ cần thả cá, tép, ốc chuyên diệt rêu, hoặc dùng thuốc diệt rêu hại là hết hẳn.

Và những bạn này cũng vướng luôn những lỗi chăm sóc như tôi liệt kê ở trên.

Những sinh vật diệt rêu hay thuốc thật sự có ích, nhưng chính bản thân người chơi cũng cần góp sức trực tiếp để hạn chế rêu hại, đây là những hành động cần thiết:

  * Thay nước, vệ sinh hồ định kỳ
  * Khi nhận thấy có rêu hại, ví dụ rêu tóc hay bất cứ rêu hại nào, nếu dùng tay lấy ra được thì hãy lấy ra, cho dù không lấy được hết thì lấy được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu
  * Những lá cây đã quá già yếu, mục rách trong hồ thì hãy tỉa bỏ
  * Không cho cá ăn quá nhiều, dẫn đến dư thừa thức ăn trong hồ




Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của nhà sản xuất


Thuốc diệt rêu hại cho hồ thủy sinh nên đúng liều lượng của nhà sản xuất
Thuốc diệt rêu hại cho hồ thủy sinh nên đúng liều lượng của nhà sản xuất (ảnh Nuphar)


Và nhân đây, cũng chia sẻ một số kiến thức cho các bạn mới:

  Cá, tép, ốc diệt rêu hiệu quả, nhưng cần số lượng nhiều

Khi bị rêu nâu, rêu xanh bám nhiều trên đá, trên kính, hay lá cây, các bạn hãy thả ốc Nerita, cá otto, hay bút chì, sẽ thấy vô cùng hiệu quả. Nhưng cũng cần thả số lượng nhiều, ví dụ hồ 60 khi bị rêu nâu bùng phát mà thả 2-3 con ốc Nerita thì chúng làm sao ăn xuể, hãy thả 10-15 con, bạn sẽ thấy rêu nâu giảm rõ rệt sau 1 tuần.

Như hình bên dưới, trong bể thủy sinh chuyên nghiệp của tác giả Viktor Lantos, có hơn 10 con tép yamato và cá otto làm nhiệm vụ vệ sinh


Sai lầm từ khi chuẩn bị linh kiện cho hồ, thay vì hồ tạo điều kiện cho cây phát triển thì tạo điều kiện cho rêu hại phát triển.




Ốc hại trong bể thủy sinh

Dấu hiệu của một hồ thủy sinh không được chăm sóc đúng cách
Dấu hiệu của một hồ thủy sinh bị bỏ bê

Cho cá ăn quá nhiều

wet

Lười chăm sóc, lười thay nước


[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment