Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua.

Khi bạn nhìn thấy những hồ thủy sinh với nhiều bụi cây mọc đều tăm tắp trông rất đẹp mắt, thì đó là những hồ đã qua cắt tỉa.

chơi hồ thủy sinh cần thường xuyên cắt tỉa


Nhìn hình bên dưới, bạn sẽ thấy được vấn đề, ở trên là hồ trước khi cắt tỉa, và ở dưới là sau khi cắt tỉa. Rõ ràng, ta thấy hồ đã qua cắt tỉa trông gọn gàng hơn hẳn và tính thẩm mĩ cũng tăng lên.

Việc cắt tỉa không chỉ góp phần làm đẹp cho hồ thủy sinh, mà còn là cơ hội cho ta loại bỏ những lá già, héo, góp phần vệ sinh cho hồ thủy sinh. Có một điều mà nếu quan sát kỹ và đã có kinh nghiệm chơi thủy sinh một thời gian dài, bạn sẽ thấy việc cắt tỉa giúp cây mọc ra nhiều nhánh mới làm cho những khóm cây trông rậm rạp và đẹp mắt hơn.

Một hồ thủy sinh chơi cắt cắm cần được cắt tỉa
Ảnh của tác giả: Cory Hopkins
Vậy có kiểu chơi thủy sinh nào không cần cắt tỉa?

Chơi cây nào cũng cần cắt tỉa, từ rêu, cây cắt cắm, các loại ráy, dương xỉ (cắt bỏ lá già yếu) đến những thảm cỏ như trân châu, ngưu mao chiên.

Hầu như đa số cây thủy sinh đều cần được cắt tỉa để đẹp hơn
Hầu như đa số cây thủy sinh đều cần được cắt tỉa để đẹp hơn (ảnh Rodo Rodoselada)

Bạn có để ý các thảm cỏ ở công viên, định kỳ người ta thường cắt tỉa không? Sau đó chúng sẽ mọc lại đều hơn và thẩm mĩ hơn.

Nếu bạn lười cắt tỉa, hãy chọn những bố cục thủy sinh có các loài cây phát triển chậm như ráy, dương xỉ, bucep, thời gian cắt tỉa sẽ lâu hơn.


Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn làm hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment