Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
BÀI VIẾT ĐANG XÂY DỰNG

Điều tuyệt vời của thủy sinh là bạn có thể tạo ra những khung cảnh thiên nhiên không tưởng, tái hiện một khu rừng, một ngọn núi thác hay bất cứ một khung cảnh thiên nhiên nào đó vượt xa sự tưởng tượng của nhiều người.

Bể thủy sinh mang lại giá trị tinh thần rất lớn, mỗi khi bạn đi làm về, ngồi ngắm bể thủy sinh mang lại cảm giác thư thái khó tả.
Ngắm bể thủy sinh mang lại cảm giác thư giãn khó tả
Ngắm bể thủy sinh mang lại cảm giác thư giãn khó tả

Trong bài viết này, Vinh Aqua xin chia sẻ tất cả kiến thức để bạn có thể tự tay làm và chăm sóc một hồ thủy sinh từ A đến Z. Tôi hy vọng bạn sẽ dành thời gian đọc hết các bài viết bên dưới, vì những lý do sau:

  * Khi bạn muốn tìm hiểu để tự chơi thủy sinh và hỏi ai đó, thường họ sẽ nói chung chung và kêu bạn lên mạng (các diễn đàn thủy sinh, hoặc Google) để tìm hiểu thêm. Tôi chắc chắn những bài viết trên các diễn đàn không bao giờ đủ kiến thức cho bạn, hơn nữa, tài liệu lại nằm rải rác khắp mọi nơi, trên nhiều website khác nhau và không được hệ thống theo trình tự.

  * Tìm hiểu kỹ giúp bạn đỡ tốn tiền và thời gian một cách vô ích vì chơi sai cách.

Giờ mời bạn bắt đầu tìm hiểu

Khi bạn là người mới tập chơi thủy sinh, bạn sẽ có hàng trăm thắc mắc, ví dụ như:

  * Không biết bắt đầu từ đâu
  * Không biết cần mua linh kiện gì
  * Không biết trình bày bố cục
  * Hồ của mình cần bao nhiêu tiền?
  * Và rất nhiều thắc mắc khác

Và có một chút sợ:

  * Sợ không biết làm, cây chết
  * Sợ không có thời gian chăm sóc
  * Sợ hao điện

Nếu bạn đang đọc bài viết này, chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ, tôi sẽ trả lời tất cả thắc mắc của bạn trong loạt bài viết này. Bạn sẽ được dẫn dắt từng bước bằng cách tìm hiểu những câu hỏi mà người mới chơi thường thắc mắc.

Rất nhiều người đã tự làm hồ thủy sinh và họ đã thành công, thì không có lý do gì bạn không thể làm được. Tự tin lên! Thủy sinh là một thú vui, mà thú vui này sẽ trở nên vô cùng thú vị và ít tốn kém nếu bạn chịu khó tìm hiểu và tự làm.

người mới hoàn toàn có thể tự làm những bể thủy sinh như thế này
Bạn hoàn toàn đủ khả năng tự làm những bể thủy sinh như thế này
Chơi thủy sinh cần mua gì?

Chơi thủy sinh không đơn giản như hồ cá, cần mua phụ kiện nhiều hơn, do đó hồ thủy sinh đương nhiên đắt tiền hơn chơi hồ cá thông thường.

Những món nào cần phải mua? những món nào không cần mua? 


Một hồ thủy sinh hoàn chỉnh gồm những gì
Một hồ thủy sinh hoàn chỉnh là sự kết hợp của nhiều linh kiện
Những linh kiện không thể thiếu khi làm một hồ thủy sinh gồm có những thứ tôi liệt kê bên dưới, vấn đề tiếp theo là biết cách tự chọn linh kiện cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

Ví dụ hồ của bạn có kích thước 1m2 x 50 x 50 (dài x rộng x cao, tính bằng cm), mà bạn xài lọc thác treo trên thành hồ thì bảo đảm không đủ để lọc cho sạch. Bạn hãy bấm vào các link để tiếp tục tìm hiểu chi tiết qua các bài viết nhỏ.

  * Hồ kính => Tìm hiểu chi tiết

  * Đèn => Tìm hiểu chi tiết

  * Lọc => Tìm hiểu chi tiết

         * Tìm hiểu lọc tràn dưới

         * Tìm hiểu lọc tràn trên

         * Tìm hiểu lọc tràn trong hồ

         * Tìm hiểu lọc thùng
               * Tìm hiểu in out cho lọc thùng
               * Tìm hiểu sử dụng nhiều lọc thùng cho một bể thủy sinh

         * Tìm hiểu dòng chảy trong bể thủy sinh

  * Phân thủy sinh => Tìm hiểu chi tiết

Những linh kiện góp phần làm hồ thủy sinh của bạn rực rỡ:

  * Co2: bạn cần tìm hiểu 2 bài viết bên dưới
   
     * Thế nào là hệ thống CO2 hoàn chỉnh cho bể thủy sinh

     * CO2 trong hồ thủy sinh và những câu hỏi thường gặp

   Cây thủy sinh. Bạn nên tìm hiểu trước các loại cây trước khi chơi thủy sinh, vì sao, đọc loạt bài viết ở dưới sẽ rõ

      Tại sao nên tìm hiểu các loại cây trước khi chơi thủy sinh

      * Cách xử lý cây thủy sinh trước khi trồng

      * Tìm hiểu quá trình chuyển hóa từ lá cạn sang lá nước của cây thủy sinh. Nhiều bạn nói rằng cây thủy sinh cạn khó trồng, dễ chết, có thực sự như vậy không?

      * Bí quyết chinh phục cây trân châu thủy sinh
Nếu bạn muốn chơi rêu 

      Rêu thủy sinh và những câu hỏi thường gặp

      * Hướng dẫn buộc rêu thủy sinh vào giá thể


Tiếp theo, bây giờ là lúc chúng ta chọn bố cục, bể thủy sinh là không có giới hạn về sự sáng tạo, bạn có thể mô phỏng một khu rừng, một khung cảnh núi non hùng vĩ, một ngọn suối thác tuôn trào mạnh mẽ...Hãy tham khảo các bố cục trên website Vinh Aqua trước khi đọc tiếp.

    Cách chọn bố cục thủy sinh, đá, hoặc lũa 

    * Những lỗi thường gặp ở người mới khi làm hồ thủy sinh

    * Nhíp, kéo, các dụng cụ chăm sóc

Đến bước này, coi như bạn đã xong việc trang bị xong các linh kiện, chọn được bố cục vừa ý, đá, lũa, cây thủy sinh đã sẵn sàng, giờ ta bắt đầu quá trình làm hồ thủy sinh.

   Trải nền: như đã mô tả ở phần tự chọn phân nền, bạn có thể chọn dùng phân trộn, hoặc phân công nghiệp, hoặc kết hợp cả 2

   Tìm hiểu cách trải phân trộn

Sau khi trải nền sau thì bạn đã có thể trình bày bố cục, hãy sắp đá, lũa vào và trồng cây. Phần này bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn tự làm hồ thủy sinh Vinh Aqua đã đăng, sẽ thấy họ làm từ A đến Z.

Sau khi bể mới làm xong, sẽ có những vấn đề làm bạn hoang mang, lo lắng, hãy tìm hiểu tiếp nào.

    * Những vấn đề gặp phải với bể thủy sinh mới làm xong

    * Lũa tiết ra chất nhờn trong hồ thủy sinh, cách xử lý

    * Nhận biết và xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh

    * Cá trong bể thủy sinh và những câu hỏi thường gặp
     
          * Tham khảo các loại cá bơi thành đàn trong bể thủy sinh

    * Cách chăm sóc bể thủy sinh khi mới làm xong và trong những tháng tiếp theo

    * Chơi hồ thủy sinh cần cắt tỉa

Có thể bạn quan tâm:
Tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z - phần 2

XEM THÊM

1 comment :

  1. Cảm ơn anh vì bài viết, rất hữu ích, anh có thể cho biết thêm khoảng bao lâu thì phải thay phân nền cho hồ thủy sinh, và phải bắt đầu lại quy trình từ đầu đúng không ạ?

    ReplyDelete