Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Khi bể thủy sinh mới làm xong, rất nhiều người háo hức đến việc thả cá, đây là những câu hỏi thường gặp:

Khi nào thả cá được?

Lúc mới làm xong bể thủy sinh, bạn sẽ thấy nước trong bể đục như nước vo gạo như tôi đã mô tả ở bài viết trước. Có ý kiến thì nói rằng nên thả cá ngay, có ý kiến thì nói rằng chờ nước trong mới thả. Theo kinh nghiệm tôi đã làm cho nhiều khách thì tôi đề nghị bạn hãy chờ vài ngày, cho hệ thống lọc hoạt động ổn định, nước trong thì hãy thả cá, như vậy sẽ tốt cho cá hơn.

Cá nào nuôi được trong bể thủy sinh, cá nào không nên nuôi?

Thứ 1, bạn nên tham khảo bài viết 'Các loại cá trong bể thủy sinh' của Vinh Aqua, có rất nhiều loại cá có thể nuôi trong bể thủy sinh, và có nhiều loại cá không nên nuôi. Ví dụ không ai nuôi cá rồng, cá la hán, cá ali hay những loại cá săn mồi to lớn trong bể thủy sinh cả, chúng sẽ phá bể tan nát.

Tại sao người ta để cá trong bịch, thả nổi lơ lửng trên mặt nước một chút rồi mới thả vào hồ?

Nếu bạn tham khảo nhiều tài liệu và video về bể thủy sinh hay bể cá trên internet, bạn sẽ thấy khi thả cá mới vào hồ, người chơi sẽ để cá trong bịch, thả nổi lơ lửng trên mặt nước khoảng 5-10 phút, sau đó mở bịch cho nước hồ tràn vào, và cá từ từ bơi vào hồ. Theo tôi tìm hiểu thì như vậy để tránh cho cá bị sốc, cá sẽ được làm quen với môi trường mới, nhiệt độ mới, tránh bị căng thẳng.

Nên để cá trong bịch khoảng 5-10 phút trước khi cho vào bể thủy sinh
Nên để cá trong bịch khoảng 5-10 phút trước khi cho vào bể thủy sinh
Cho cá ăn bao nhiêu là đủ?

Bất kể là hồ thủy sinh hay hồ cá, bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều. Hãy tự canh lượng phù hợp, đảm bảo cá ăn hết, và có thể cho ăn 2-3 cử trong ngày.

Thức ăn thừa quá nhiều góp phần làm dơ nước, có thể bị rã ra và bám vào cây thủy sinh làm mất thẩm mĩ.

Nuôi cá mà vắng nhà vài ngày thì sao?

Những dịp lễ, tết, hoặc có việc đi công tác, bạn có thể vắng nhà vài ngày, và lo lắng đàn cá của mình bị đói. Hãy tham khảo các loại máy cho cá ăn tự động, bạn có thể chỉnh cho cá ăn tự động vài lần trong ngày.


Chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến cá?

Nếu bạn xài nước giếng, thì có thể không vấn đề gì, nếu bạn xài nước máy, hãy cẩn thận dùng dung dịch khử clo trước khi cho vào bể đang có cá, vì hàm lượng clo quá cao sẽ làm cá không chịu nổi, có thể chết.

Có nhiều người cẩn thận, cho nước ra xô rồi để vài ngày, cho clo bay mất rồi mới châm vào hồ.

Muốn chắc ăn thì bạn cứ dùng dung dịch khử clo.

Cá nuôi trong bể thủy sinh có loại nào đắt tiền không?

Có những loại cá đắt tiền có thể nuôi trong bể thủy sinh như cá dĩa. Lời khuyên của tôi là ban đầu hãy thả những loài cá rẻ tiền trước để kiểm tra chất lượng của nước. Nếu sau một thời gian 2-3 tuần thấy cá vẫn sống khỏe thì hãy mua những loài cá đắt tiền.

Cá có cắn nhau trong bể thủy sinh?

Chuyện này là bình thường, sẽ có cá lớn ăn hiếp cá bé. Ví dụ tôi hay nuôi cá mún (còn gọi là hột lựu, hòa lan), cá này rẻ, dễ nuôi và hay đẻ, nếu nuôi chúng và những loại cá hiền lành khác như otto, tỳ bà bướm thì không sao, còn nếu nuôi chung với những loài khác như cá đuôi kiếm, cánh bườm...thì sẽ không bao giờ thấy cá con, vì chúng sẽ ăn mất cá con.

Làm sao để phát hiện cá bệnh?

Khi nuôi cá, nếu bạn thấy trên thân cá có những chấm trắng nhỏ li ti, tức là cá đang bị nấm, bị bệnh. Hãy cách ly chúng ra một bể khác, dùng thuốc chữa bệnh chuyên dụng cho cá. Khi cá lành thì thả lại vào bể.

Làm sao để bắt được cá trong một bể thủy sinh quá to?

Vì lý do nào đó, như cá quậy phá hoặc ăn hiếp các loài cá khác, nhưng bể quá lớn mà cá quá nhanh nhẹn, dùng vợt dí chúng đúng là cực hình. Bạn có thể tham khảo cách làm bẫy cá bằng chai nước suối bên dưới.

Các dụng cụ đo nồng độ nước có cần thiết?

Nếu bạn tìm hiểu kỹ, sẽ thấy những người đam mê cá cảnh sẽ trang bị cho mình những dụng cụ để kiểm tra chất lượng nước, ví dụ như dụng cụ đo pH, đo ammonia.

Những lưu ý Vinh Aqua muốn các bạn hiểu rõ, đó là:
  • Không cửa hàng cá cảnh nào bảo hành cá cho các bạn và đảm bảo cá sẽ không chết. Do đó, hãy thả những loại cá rẻ tiền để kiểm tra chất lượng nước, đảm bảo cá sống khỏe rồi hãy thả những loại cá đắt tiền.
  • Hãy trang bị những dụng cụ kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo nguồn nước an toàn cho các loại cá bạn đang nuôi
Cá chết bất thường là do đâu?
Xem thêm: Cá chết cho ngợp CO2 trong bể thủy sinh

Có những trường hợp khách hàng nhờ Vinh Aqua tư vấn sao cá của họ chết hàng loạt, như tấm hình bên dưới, tôi chụp lại từ một group chơi thủy sinh trên facebook.

Cá chết bất ngờ trong bể thủy sinh

Cá chết có nhiều nguyên nhân, đây là các nguyên nhân có thể xảy ra:

  • Bạn chỉnh CO2 quá nhiều và không kiểm soát, cá bị ngạt, trường hợp này thường xảy ra, chỉ sau 1 đêm là cá có thể chết sạch.
  • Trong những bể thủy sinh nuôi nhiều cá dĩa, nếu bị cúp điện một thời gian dài (ví dụ 1 ngày), mà không có máy oxy dự phòng, cá cũng chết
  • Có thể ai đó đã sử dụng hóa chất, không rửa tay và đưa tay vào bể cá.
  • Vào dịp cuối năm, tiết trời se lạnh, cá dễ bị nấm và lây lan nếu bạn không có kinh nghiệm, không điều trị kịp thời
  • Bạn dùng nước máy và quên khử clo, khi thay nước bạn cho trực tiếp vào hồ làm cá chết.
  • Nếu bạn mới mua cá về thả và cá chết sau 1-2 ngày, có khả năng bạn mua cá ở cửa hàng chưa dưỡng, mới nhập về và họ bán cho bạn, cá yếu nên dễ chết
Cuối cùng, xin nhắc lại, ở trên chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết, không biết đâu là nguyên nhân thực sự, bạn hãy tự trải nghiệm, và hãy trang bị những dụng cụ kiểm tra chất lượng nước để bạn chăm sóc cá tốt hơn.

Đây là link gốc của topic trên: https://www.facebook.com/groups/1491201951152791/permalink/1862036964069286/

Hãy quan tâm chăm sóc đàn cá trong bể thủy sinh của mình.


Có thể bạn quan tâm:
Tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment