Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua.

Để chọn lọc thủy sinh phù hợp với nhu cầu của mình, trước tiên bạn cần biết hồ cá hay hồ thủy sinh của mình có thể tích bao nhiêu lít.

Tại sao cần biết số lít nước của hồ mình?

Cách tính số lít như sau: (Dài x Rộng x Cao)/1000

Kích thước hồ bạn đổi ra cm để tính số lít

Sau khi biết được số lít rồi, đây là cách bạn chọn được lọc phù hợp.

Ví dụ: hồ thủy sinh của bạn có thể tích là 100 lít nước, thì bạn sẽ chọn các loại lọc trong 1 tiếng có thể lọc được ít nhất từ 3 lần trở lên thể tích hồ của bạn, tức là 300 lít trở lên. Như vậy, trong 1 tiếng, toàn bộ nước trong hồ của bạn có thể được lọc từ 3 lần trở lên.

Hầu hết các loại lọc thủy sinh bán tại các cửa hàng đều có hộp, trên hộp ghi rõ ràng lọc này thích hợp cho hồ có thể tích bao nhiêu.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn lỡ chọn lọc quá mạnh?

Ví dụ bạn chọn lọc mạnh, có khả năng lọc gấp 5-6 lần thể tích hồ, nếu như vậy, dòng chảy sẽ rất mạnh, có thể thổi mọi thứ trong hồ thủy sinh của bạn tung tóe, đừng lo, bạn có thể hạn chế dòng chảy bằng 2 cách:

  1. Dùng bộ phun tia (xem ảnh bên dưới).
  2. Dùng bộ trộn cánh quạt nếu bạn muốn chơi CO2

Nếu bạn sử dụng lọc thùng, thường lọc thùng có trang bị sẵn van khóa, bạn có thể dùng van này để hãm dòng yếu lại bớt.
bộ phun tia giúp giảm sức mạnh của dòng nước, an toàn cho bể thủy sinh
Bộ phun tia giúp giảm sức mạnh của dòng nước, an toàn cho bể thủy sinh

Bây giờ trên thị trường có nhiều loại lọc, nào là lọc đáy, lọc bio (còn có tên gọi khác là lọc vi sinh, lọc mút), lọc váng, lọc tràn trên, lọc tràn nằm trong hồ, lọc tràn dưới, lọc thùng, lọc thác, lọc góc vậy thì người mới chơi cần chọn loại nào?

Nghe nhức đầu thật. Chúng ta bắt đầu xem xét.

Nếu hồ của bạn chưa có lọc, và bạn muốn một bộ lọc hiệu quả, hãy tạm thời bỏ qua lọc bio, lọc váng, lọc thác, bạn có thể chọn 1 trong các loại lọc sau đây, cái nào cũng được, tùy vào sở thích và túi tiền của bạn.

Lọc tràn trong hồ: đây là loại lọc được dán cố định bên trong hồ luôn, có thể nằm bên trái, bên phải hoặc sau lưng tùy bạn chọn.

  * Ưu điểm: lọc hiệu quả, có dòng chảy, lọc được tầng mặt (Có nghĩa là dùng lọc này bạn không cần dùng lọc váng). Dễ vệ sinh, bảo trì, thay thế.

  * Nhược điểm: chiếm diện tích hồ 

Tôi thường tư vấn loại lọc này cho các khách hàng của mình, những khách ở miền Tây

Nếu bạn chơi thủy sinh nhiều năm, chắc hẳn sẽ thấy ngay cả những hồ 4-5 mét người ta cũng chọn lọc tràn trong hồ làm lọc chính, thiết kế nằm 2 bên.

Lọc tràn nằm trên hồ: nếu bạn chơi hồ thủy sinh, đừng chọn kiểu lọc này. Lọc này thích hợp cho những bể nuôi cá thông thường, ví dụ nuôi cá Rồng, cá La Hán, không thích hợp cho bể thủy sinh.
Lý do nó không hợp vì đặt máy bơm trong hồ, bơm nước lên các ngăn lọc nằm phía trên hồ, và nước chảy từ trên xuống, chơi hồ thủy sinh mà đặt máy bơm trong hồ thì không thẩm mĩ.

Đừng dùng lọc tràn trên cho hồ thủy sinh

Nếu bạn thấy một hồ thủy sinh dùng lọc tràn trên, thì đây là một thiết kế lỗi, có thể đây là một người mới chơi chưa có kiến thức về một hồ thủy sinh chuẩn.
Xem thêm: Những lỗi thường gặp ở người mới khi làm hồ thủy sinh

Lọc tràn nằm dưới hồ: khi bạn quyết định chơi 1 hồ thủy sinh có kích thước khủng, ví dụ như 2 mét hoặc hơn, lúc đó bạn có thể nghĩ đến lọc tràn nằm dưới hồ.

  * Ưu điểm: Lọc hiệu quả, không gian lọc rộng lớn, để được nhiều loại vật liệu lọc
  * Nhược điểm: cần tính toán kỹ lưu lượng nước khi cúp điện.

Về lọc tràn nằm dưới, tôi sẽ phân tích riêng ở một bài khác.

tự làm hồ thủy sinh - tìm hiểu lọc tràn nằm dưới hồ
Một mẫu hồ dùng lọc tràn dưới
Lọc thùng: bên cạnh lọc tràn nằm trong hồ, lọc thùng là loại được nhiều anh em chơi thủy sinh ưa chuộng. Bạn có thể đặt 1 cái tủ và giấu nó ngay ngắn trong tủ để thẩm mĩ.

Xem thêm: * Tham khảo các sản phẩm lọc thùng hãng đang có tại Vinh Aqua

Một bể thủy sinh dùng lọc thùng, lọc được đặt trong tủ
Một bể thủy sinh dùng lọc thùng, lọc được đặt trong tủ
Các thương hiệu lọc thùng nổi tiếng được dùng ở Việt Nam rất nhiều, chất lượng không chênh lệch với nhau là bao, bạn có thể chọn lọc Atman (Trung Quốc), Ehiem (Đức)...

  * Ưu điểm: Lọc sạch, thẩm mĩ , đây là sự lựa chọn cho những hồ thủy sinh chuyên nghiệp.

  * Nhược điểm: đắt tiền, khi hư máy bơm có thể không thay thế được. Nói là nói như vậy, chứ lọc thùng của các hãng rất bền.

Bây giờ ta nói đến lọc thác, lọc bio.

  * Lọc Bio (còn gọi là lọc vi sinh, lọc mút): khi hồ của bạn đã có 1 lọc chính, bạn có thể gắn thêm lọc Bio. Người ta hay dùng lọc bio cho những hồ ươm cá con, tép con, vì chúng có thể lọc mà không làm hại đến cá, tép con, lại vừa cung cấp oxy 

  * Lọc thác: chỉ thích hợp cho những hồ nhỏ, nếu bạn chơi hồ lớn, trên 1 mét, thì không nên chơi lọc thác. Lọc thác thích hợp cho những hồ từ 60 cm trở lại.

Đầu tư lọc tốt chưa hẳn hồ thủy sinh của bạn đã phát triển tốt

Một hồ thủy sinh cây phát triển tốt cần hội tụ đủ các yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng, CO2, nước mát, kiến thức chăm sóc và sự kiên nhẫn của người chơi, nếu bạn đầu tư lọc tốt nhưng những thành phần còn lại bỏ qua thì cây thủy sinh cũng không phát triển tốt.

Với các bạn mới, nên dành thời gian đọc loại bài 'Tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua' để có kiến thức căn bản vững vàng trước khi chơi thủy sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment