Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc] Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Cây thủy sinh có rất nhiều loại, tôi ngồi liệt kê ra cũng hơn 80 loại rồi, không biết con số chính xác là bao nhiêu vì còn những cây thủy sinh chưa phổ biến ở Việt Nam.

Bạn là người mới và đang tìm hiểu để tự chơi thủy sinh, thì bạn nên dành một ít thời gian tìm hiểu đặc tính của các loại cây thủy sinh, bởi vì kiến thức đó sẽ giúp bạn 2 điều sau đây:

  • Bạn sẽ trồng chúng phát triển tốt, thường những người mới chơi trồng cây chết dễ nản và bỏ cuộc.
  • Có những loại cây đắt tiền, mới chơi chưa tìm hiểu kỹ mua chúng về trồng, cây chết, mất tiền vô ích.
  • Bạn sẽ làm hồ thủy sinh của mình đẹp hơn
Trước tiên bạn cần biết tại sao người ta phân loại ra 3 nhóm cây cây là tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.

  • Cây tiền cảnh có nhiều loại, ta nên trồng tiền cảnh vì chúng có chiều cao thấp, một số có xu hướng bò sát nền làm thành thảm cỏ vô cùng đẹp mắt (ví dụ trân châu, đàn thảo...)
  • Cây trung cảnh có nhiều loại, ta nên trồng ở vị trí giữa hồ vì chúng có chiều cao trung bình, không cao gần mặt nước.
  • Cây hậu cảnh tất nhiên sẽ cao to, có xu hướng cao lên đụng mực nước, thậm chí vươn lên khỏi mặt nước. Thường các loại cây cắt cắm sẽ trồng hậu cảnh.
Cây thủy sinh như trân châu nên trồng ở vị trí tiền cảnh
Cây thủy sinh như trân châu nên trồng ở vị trí tiền cảnh
Tiếp đến, bạn cần biết mỗi loại cây có những đặc tính khác nhau

  • Có những loại cây cần dinh dưỡng dồi dào, ánh sáng mạnh, CO2 thì trồng chúng mau phát triển hơn, ví dụ cây trân châu, các loại cây màu đỏ
  • Có những loại cây cần nước mát, không cần ánh sáng mạnh như các loại rêu, người ta thường trang bị quạt làm mát
  • Có những cây nên buộc vào giá thể, như buộc vào đá, hoặc lũa, không nên trồng vùi dưới lớp phân nền như các loại ráy, dương xỉ...
rêu thủy sinh cần nước mát mới phát triển tốt
Rêu thủy sinh cần nước mát mới phát triển tốt
Tôi ví dụ bạn có một hồ 100 x 50 x 50 (dài x rộng x cao, tính bằng cm):
  • Những thảm cỏ như trân châu, ngưu mao chiên cần ánh sáng tương đối mạnh, hồ bạn khá cao (đến 50cm), bạn dùng một máng đèn (dù 1 hay 2 bóng) sẽ không đủ ánh sáng cho cây bò và ánh sáng cho những cây khác nằm ở những vị trí khác trong hồ, chúng sẽ èo uột, không phát triển.
  • Những cây có thể phát triển trong điều kiện ánh sáng vừa phải như rêu, ráy, dương xỉ, bucep, tiêu thảo thì có thể không cần trang bị ánh sáng quá mạnh.
  • Những cây hậu cảnh có xu hướng phát triển cao đụng mặt nước thì bạn không nên trồng tiền cảnh, chúng sẽ nhanh chóng che hết bố cục phía sau.
  • Bộ phân nền thủy sinh của bạn không dồi dào dinh dưỡng thì không nên chơi những cây thủy sinh đòi hỏi dinh dưỡng mạnh như trân châu, ví dụ bạn xài phân Smekong và chơi cây trân châu, nó sẽ lên không nổi. Có những cây đòi hỏi dinh dưỡng dồi dào mới phát triển tốt, những cây thì chỉ cần dinh dưỡng vừa đủ hoặc ít vẫn sống.
  • Có những cây khi hồ của bạn đã ổn định (tức nước trong, làm được khoảng 3-4 tuần), và những cây trong hồ đang phát triển tốt, thì bạn mới nên trồng chúng vào, ví dụ như ráy, tiêu thảo. Vì sao, vì có thể chúng sẽ bị rữa lá, thậm chí rữa toàn thân và chết.
  • Nếu bạn chơi rêu, loại cây thủy sinh cần nước mát, càng mát càng tốt, bạn nên trang bị quạt làm mát. Nếu phòng của bạn bật máy lạnh thường xuyên, thì không cần trang bị.
  • Tại sao tìm hiểu trước các loại cây sẽ giúp bạn làm hồ thủy sinh của mình đẹp hơn? Tôi ví dụ bạn có một hồ thủy sinh kích thước 60 x 40 x 40 (dài x rộng x cao, tính bằng cm), mà bạn chọn toàn những loại cây có kích thước to, thường dành cho hồ lớn chẳng hạn, ví dụ có cây ráy thủy sinh lá nó to như bàn tay, thì sẽ mất cân bằng nghiêm trọng, không cân đối, không đẹp mắt chút nào, nên trồng những loại cây kích cỡ nhỏ.
  • Những loại cây thủy sinh bạn có thể tìm hiểu chi tiết trên website của Vinh Aqua, tôi sẽ cố gắng thêm càng nhiều thông tin cho bạn càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:
Tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment