Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ tư vấn cho bạn chọn loại phân thủy sinh phù hợp.

Phân trộn khác phân công nghiệp như thế nào?

Thị trường hiện tại có 2 loại phân:

  * Phân trộn: do người Việt Nam tự trộn, giống như chúng ta tự mua đất về trồng cây vậy. Phân trộn có hình dạng giống như bùn đất, do đó khi dùng phân trộn chúng ta phải rải thêm một lớp sỏi 4-5 cm ở trên, nếu không sẽ có nguy cơ bị xì rất dơ nước.

Phân trộn thủy sinh Nuphar, một trong nhiều dòng phân trộn được người chơi tin tưởng
Phân trộn thủy sinh Nuphar, một trong nhiều dòng phân trộn được người chơi tin tưởng

Bởi vì phân trộn giống như sình, nên một điểm hạn chế khi dùng phân trộn là chúng ta khó thay đổi bố cục. Ví dụ khi chán một bố cục, chúng ta nhổ cây lên, rễ cây sẽ dính phân làm dơ nước vô cùng. Nói là khó chứ thật ra vẫn làm được, lúc nhổ bạn hãy nhổ từ từ, một cách nhẹ nhàng, nước sẽ dơ một chút nhưng chịu khó thay vài lần sẽ hết

Xem thêm: Cách trải nền trộn cho hồ thủy sinh

  * Phân công nghiệp: tức là những loại phân chuyên dụng cho thủy sinh, có nhãn mác, tên thương hiệu đàng hoàng, phân công nghiệp thường có dạng tròn. Hiện phân công nghiệp có hàng của Việt Nam và nước ngoài (Nhật, Singapore...)

  Phân công nghiệp không làm dơ nước, bạn dễ dàng thay đổi bố cục nếu chán

  Thường những bạn đã có kinh nghiệm, các bạn có thể chơi kết hợp cả phân trộn và phân công nghiệp. Cụ thể là phân trộn lót ở dưới, sau đó rải một lớp sỏi lên, sau đó rải phân công nghiệp lên trên cùng.

Về các loại phân thủy sinh, bạn có thể tham khảo trên website của Vinh Aqua.

Vậy phân nào phù hợp cho nhu cầu của bạn?

Tôi nêu một số kiến thức:

Nếu bạn mới tập chơi, và muốn tiết kiệm chi phí, thì chơi phân như SMekong, chơi được rêu, dương xỉ, những loại cây cắt cắm dễ tính. Lưu ý: nếu muốn chơi trân châu thì đừng nên chơi SMekong. Vì sao, bạn đọc bài viết 'Tại sao cây thủy sinh tôi trồng toàn chết?' ở bên dưới để tìm hiểu thêm, còn nếu chơi phân Smekong thì nên lót phân trộn ở dưới.

Nếu bạn dư dả tài chính đôi chút thì dùng phân Gex Xanh, hoặc ADA, Oliver Knott, JBL... chẳng hạn, chơi được hầu hết mọi loại cây, dồi dào dinh dưỡng, nước mau trong hơn.

Phân thủy sinh Gex, sản phẩm được người chơi thủy sinh bình dân ở Việt Nam tin dùng
Phân thủy sinh Gex, sản phẩm được người chơi thủy sinh bình dân ở Việt Nam tin dùng
Dùng 100% phân trộn được không?

Câu trả lời là được, thường người ta lót 1 lớp phân trộn dày khoảng 3-4 cm ở dưới, rồi phủ 4-5 cm lớp sỏi ở trên và trồng cây. Bạn hãy đọc kỹ tài liệu hướng dẫn để sử dụng nền trộn ở website của Vinh Aqua.

Câu trả lời cũng tương tự nếu bạn dùng 100% phân công nghiệp.

Phân trộn có pha với phân công nghiệp được không?

Được luôn, tôi đã thấy người chơi và chính bản thân tôi cũng đã từng chơi như vậy, phủ một lớp phân trộn ở dưới, một lớp sỏi ở giữa, và ở trên cùng là lớp phân công nghiệp.

Trong những video về thủy sinh, có thấy người chơi lót một cái gì đó, rồi mới phủ một lớp phân công nghiệp lên, đó là gì?

Đó chính là phân lót. Bạn có thể hiểu đơn giản phân lót cũng giống như phân trộn, để tăng thêm dinh dưỡng và tuổi thọ của bộ nền. Tùy vào khả năng kinh tế của mình mà bạn quyết định có dùng hay không dùng phân lót. Có dùng thì rất tốt. Có người gọi là phân lót, có người gọi là cốt nền, chúng như nhau. Đó cũng có thể là bột vi sinh, để hồ mau đi vào trạng thái ổn định hơn.

Hiện tại ở Việt Nam những loại phân lót được nhiều người chơi tin tưởng là phân lót JBL của Đức, hay phân lót của Nuphar, ADA...tùy vào chi phí bạn có mà đầu tư loại phân lót phù hợp.

Phân lót với phân trộn có điểm chung là đều phải cần phủ một lớp sỏi hoặc một lớp phân công nghiệp lên trên rồi mới vào nước, nếu không nước sẽ rất đục.

Bao nhiêu phân là đủ cho một hồ thủy sinh?

Câu hỏi này rất nhiều người thắc mắc. Tôi chia sẻ một số kinh nghiệm sau:

  * Thường một hồ 60 x 40 x 40 (dài x rộng x cao, tính bằng cm), kích cỡ này người mới tập chơi thường chọn, người ta dùng ít nhất 4 bịch phân (mỗi bịch 2 lít), đủ để chơi cây hậu cảnh và tiền cảnh đầy đủ. 

  * Từ đó suy ra nếu bạn dùng hồ 1 mét, cần ít nhất 8 bịch 

  * Độ dày phân nên ít nhất 3-4 cm trở lên, nếu không khi bạn trồng cây, cây sẽ bị trôi lên mặt nước hết.
Ít phân quá thì sao, nhiều phân quá thì sao?

Nếu ít phân quá thì có thể khi trồng cây, bạn sẽ thấy nó trồi lên hết, vì không đủ độ dày để cây bám. Thường lớp phân nên dày tối thiểu 4-5 cm, tôi đã thấy có người còn cho dày tới 10 cm thậm chí hơn.

Như hình hồ thủy sinh bên dưới, người ta đổ nhiều phân nền ở phần hậu cảnh phía sau, để tạo độ dốc.



Ít phân quá thì bạn có thể thấy cây phát triển một thời gian ngắn (khoảng vài tháng), sau đó ngừng phát triển hoặc có vẻ èo uột dần, vì dinh dưỡng đã cạn.

Nếu nhiều phân quá tuổi thọ của hồ cao. Lưu ý nếu bạn đổ nhiều phân mà trồng cây quá ít, có thể sẽ bị đại dịch rêu hại. Nên trồng cây nhiều lên, khi hồ ổn định thì có thể nhổ bỏ.

Đừng chỉ quan tâm phân nền

Một hồ thủy sinh đẹp là sự kết hợp của nhiều yếu tố như ánh sáng, phân nền, nhiệt độ mát, co2, hồ có dòng chảy tốt, sự quan tâm chăm sóc của người chơi, bạn đầu tư một bộ phân nền tốt mà bỏ qua các yếu tố khác thì cũng khó cho cây thủy sinh phát triển xanh tốt.

Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment