Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc] DIY - Do it yourself: tự làm một điều gì đó.

Trong bài viết này Vinh Aqua muốn chia sẻ kiến thức về DIY các phụ kiện hồ thủy sinh. Thường tôi chỉ viết những bài dạng này nếu có nhiều người mới chơi hỏi về cùng một vấn đề nào đó.

Thủy sinh là một thú vui, bên cạnh việc ngắm cây, cá tép trong hồ, người chơi còn có sở thích tận dụng thời gian nhàn rỗi, nghiên cứu và tự chế các phụ kiện, bất cứ phụ kiện nào cho hồ thủy sinh họ cũng có thể tự làm, bây giờ ta cùng phân tích điểm chung của việc này, nên hay không nên?

Điểm chung: phần lớn những bạn chơi thủy sinh muốn tự chế đồ đa phần là có thời gian nhàn rỗi, và một lý do quan trọng khác là tiết kiệm chi phí. Và điểm chung là ban đầu có thể háo hức chế, tiết kiệm được một khoảng cũng kha khá, nhưng sau đó thấy tốn thời gian và công sức quá, cuối cùng cũng bỏ tiền ra mua phụ kiện chính hãng, vừa ổn định vừa chất lượng.

Các bạn có thể nghĩ chế sẽ tiết kiệm chi phí, nhưng nên biết rằng 'Thời gian của các bạn cũng đáng quý', có câu 'Thời gian là vàng bạc', bỏ thời gian ra làm một sản phẩm không bền, phí thời gian cũng tức là phí tiền.

Những người chơi đam mê, am hiểu về thủy sinh, có điều kiện kinh tế sẽ rất hạn chế DIY phụ kiện, cái họ quan tâm là những bố cục đẹp, và những linh kiện hãng giúp họ đáp ứng tốt điều đó, và thời gian còn lại để làm những việc khác.

Chế CO2: rất nhiều bạn muốn chế CO2 để tiết kiệm chi phí, vì mua một bình CO2 phổ thông ít nhất cũng từ 500 nghìn trở lên (không nói mua thanh lý hay mua mới). Sản phẩm tự chế sẽ là nhiều chai nước được nối với nhau, dùng hóa chất để tạo khí CO2, và 9 trên 10 trường hợp tôi thấy đều rơi vào 2 trường hợp sau:

  • Nghỉ chơi thủy sinh luôn, có thể vì thấy tốn tiền
  • Nghỉ chế, mua bình CO2 chơi cho khỏe
Lý do: không ổn định, vât liệu chế ra khí CO2 bốc mùi hôi thối.

Lời khuyên: không nên chế CO2

Không nên tự chế CO2 cho hồ thủy sinh
Không nên tự chế CO2 cho hồ thủy sinh
Một hồ thủy sinh nhỏ dùng CO2 tự chế

Chế lọc: không phải tôi đang bán lọc chế mà cổ vũ cho việc chế lọc. Một cái lọc chế nếu được làm cẩn thận, không xì sẽ hoạt động không thua kém là bao so với lọc chính hãng, và bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Nếu điều kiện bạn chưa cho phép và có khả năng sáng tạo, những dụng cụ cần thiết, hãy chế loc, còn không có khả năng thì nên mua.

Những người chơi có điều kiện sẽ rất ít dùng lọc chế, đơn giản vì giá thành lọc hãng là không thành vấn đề so với điều kiện của họ, và hơn nữa là yếu tố thẩm mĩ, sang trọng, dù họ biết lọc chế vẫn xài tốt.

DIY - lọc chế cho hồ thủy sinh


Chế đèn: như tôi đã phân tích trong bài viết 'Tại sao cây thủy sinh tôi trồng toàn chết?' hoặc lên không nổi, tự chế đèn và dùng đèn không thích hợp cây sẽ lên không tốt, èo uột hoặc chết.

Lời khuyên là không nên tự chế đèn, hoặc nếu có kiến thức và chế được máng đèn mà dùng bóng chính hãng chuyên dụng cho thủy sinh thì tốt, nên chế.

Đèn led chế cho hồ thủy sinh
Đèn led chế cho hồ thủy sinh

Tự dán hồ: thường chơi thủy sinh hiện nay người ta dùng hồ dán giấu keo, không kiềng, mài vi tính. Tôi chắc chắn với bạn rằng nếu bạn là người mới chơi và có ý định tự dán hồ, lại không có ý định kinh doanh thủy sinh, thì thời gian và công sức, tiền bạc bạn bỏ ra để tự dán còn hơn là đi mua hồ cho thợ chuyên nghiệp dán, và hồ tự dáng cũng không đẹp

Lời khuyên là không nên tự dán hồ.

Đừng tự dán hồ kính thủy sinh nếu bạn không có ý định kinh doanh
Đừng tự dán hồ kính thủy sinh nếu bạn không có ý định kinh doanh
Một hồ kính thủy sinh người chơi tự dán bị lỗi keo


Ngoài những linh kiện trên, người chơi còn tự chế rất nhiều linh kiện khác như quạt, nắp hồ...

DIY để tận dụng thời gian rãnh cũng là một việc tốt, và kích thích sự sáng tạo, có những linh kiện tôi khuyên bạn không nên chế nhưng nếu thích cứ làm, hy vọng bài viết này có ích.

[/tintuc] Có thể bạn quan tâm:
Tại sao cây thủy sinh tôi trồng toàn chết

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment