Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Xem thêm: Các mẫu hồ kính thủy sinh đang có tại Vinh Aqua 

Bài viết này nằm trong loạt bài 'Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Hồ kính đương nhiên là vật không thể thiếu khi bạn muốn làm một hồ thủy sinh, xin chia sẻ một số kiến thức để bạn có thể chọn một hồ kính phù hợp với nhu cầu của mình.

Ưu tiên hồ kính dán giấu keo không kiềng, mài vi tính

Chơi thủy sinh hiện tại ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, người ta thường dùng kiểu hồ dán giấu keo không kiềng mài vi tính. Đây là mẫu hồ vô cùng chuyên nghiệp nếu bạn chơi hồ cá hay hồ thủy sinh, nếu bạn không biết mẫu hồ này như thế nào, có thể tham khảo bài viết bên dưới. Trong bài này tôi chỉ tập trung tư vấn cách chọn hồ kính phù hợp.

Cận cảnh một hồ kính thủy sinh dán giấu keo không kiềng mài vi tính
Cận cảnh một hồ kính thủy sinh dán giấu keo không kiềng mài vi tính

Một hồ kính thủy sinh dán giấu keo không kiềng

Với những hồ có kích thước quá lớn, ví dụ có những trường hợp hồ cao từ 70 cm trở lên, thì phải có kiềng để đảm bảo tính an toàn, nhưng kính vẫn được mài vi tính, và dán giấu keo.

Những hồ thủy sinh có kích thước quá lớn thì phải có kiềng để đảm bảo an toàn
Những hồ thủy sinh có kích thước quá lớn thì phải có kiềng để đảm bảo an toàn

Hạn chế mua lại những hồ kính cũ, được thiết kế để nuôi cá, kính mỏng, và có kiềng

Có nhiều bạn không biết hồ kính có kiềng là như thế nào, kiềng ở đây là những tấm kính được dán trên mặt hồ như hình bên dưới được dùng để cố định và tăng tính an toàn cho hồ.

Trừ phi bạn muốn tiết kiệm chi phí, chưa sẵn sàng để đầu tư một hồ thủy sinh chât lượng, nên hạn chế mua những hồ kính cũ, kính mỏng, có kiềng, bản chất những hồ này được thiết kế nuôi cá, không phải chơi thủy sinh. Có nhiều lý do cho điều này, ví dụ như tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính chuyên nghiệp thua hẳn hồ dán giấu keo không kiềng mài vi tính.

Hạn chế mua những hồ kính nhỏ, kính mỏng, có kiềng để làm bể thủy sinh
Hạn chế mua những hồ kính nhỏ, kính mỏng, có kiềng để làm bể thủy sinh

Tận dụng hồ cá cũ có sẵn


Nếu bạn đang có 1 hồ cá cũ, đã xài nhiều năm, và kính có độ dày 5 ly, bạn muốn tận dụng làm hồ thủy sinh để tiết kiệm chi phí mua hồ kính mới. Cũng được, nhưng cần lưu ý là cần kê đế cho thật chắc, và chỉ chơi những bố cục thủy sinh đơn giản, ví dụ bố cục hồ bon sai chẳng hạn. Nếu bạn kê đế không chắc, và lại bỏ nhiều chi tiết vào hồ, ví dụ chơi những bố cục hồ thủy sinh núi đá, rất nặng, thì nguy cơ bể hồ và lau nhà là rất cao vì tấm kính đáy không chịu lực nổi, và có thể nguy hiểm nếu ở nhà có trẻ em.

Như hình bên dưới, chân sắt này không hỗ trợ chịu lực, nếu hồ mỏng rất nguy hiểm, nên hàng thêm những thanh sắt để hỗ trợ chịu lực cho tấm kính đáy

Chân sắt này nếu chơi hồ thủy sinh khá nguy hiểm, không hỗ trợ chịu lực
Chân sắt này nếu chơi hồ thủy sinh khá nguy hiểm, không hỗ trợ chịu lực

Tôi đã thử 1 hồ 5 ly đã cũ và chơi bố cục suối thác, hồ này tôi để ngoài sân, giữa đêm tôi nghe tiếng nước chảy ào ào, không cần mở cửa tôi cũng biết chuyện gì đang xảy ra, vì đã nghe nhiều người chia sẻ kinh nghiệm. Hồ đã bể, nhưng vì hồ đã quá cũ nên tôi cũng không quan tâm lắm.

Mời bạn xem video 1 hồ kính nuôi cá bị vỡ



Thật lòng mà nói nếu có thể bạn nên dùng hồ kính từ 8 ly trở lên để chơi thủy sinh, để an toàn và cũng vì lý do thẩm mĩ. Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn để ý những đứa trẻ thường thích kê sát mặt để ngắm hồ cá hoặc lấy tay đập mạnh vào hồ, do đó hãy dùng một hồ kính chắc chắn.

Một hồ kính kiểu cũ chơi thủy sinh bị vỡ
Một hồ kính kiểu cũ chơi thủy sinh bị vỡ


Các bé hay kê sát mặt hoặc lấy tay đập vào hồ cá
những đứa bé rất dễ bị cuốn hút trước vẻ đẹp của hồ thủy sinh

Nếu bạn đến gặp tôi mà đề nghị làm những hồ thủy sinh ví dụ 1m2 mà dùng kính 5 ly hay 8 ly, tôi sẽ từ chối, mặc dù vẫn có người chơi, vì nó tiềm ẩn rủi ro có thể bể hồ, bạn có thể nhờ dịch vụ khác làm nếu vẫn muốn.

Các kích thước hồ kính thường dùng, dài x rộng x cao (tính bằng cm)

   * 50 x 30 x 30: kính 5 ly, nhiều người chơi 8 ly
   * 60 x 40 x 40: 8 ly
   * 60 x 30 x 36: 8 ly
   * 100 x 50 x 50: 10 ly
   * 120 x 50 x 50: 12 ly
   * 150 x 50 x 50: 15 ly (nếu hồ có chiều cao hơn 55 cm, có thể dùng kính 12 ly nhưng phải có kiềng)
Chọn mua hồ kính mới

Trước tiên bạn tham khảo các kích thước phổ biến của hồ thủy sinh mà mọi người thường chơi, sau đó đo xem góc nhà của mình chỗ nào phù hợp để đặt hồ, chúng ta có thể điều chỉnh kích thước theo ý muốn, phù hợp với không gian nhà của mình, không cần phải rập khuôn làm đúng kích thước mà người khác thường chơi, tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của đơn vị thi công với những trường hợp kích thước hồ quá bất bình thường.

Nếu đã chọn mua hồ mới thì ưu tiên số 1 vẫn là hồ kính không kiềng dán giấu keo mài vi tính.

Chơi hồ thủy sinh nên dùng kính từ 8 ly trở lên.

Với những hồ có chiều dài từ 90 cm trở xuống, bạn có thể dùng kính 8 ly. Nếu chiều dài lớn hơn 90, tôi đề nghị bạn dùng kính 10 ly trở lên cho an toàn, nếu hồ trên 1 mét, thì 12 ly trở lên là vô cùng chắc chắn, và an toàn để chơi. Tùy theo khả năng kinh tế của bạn, hồ càng dày càng tốt.

Vì hồ thủy sinh dán giấu keo không kiềng chỉ làm được với chiều cao 50 cm trở xuống, cho nên nếu bạn có điều kiện và muốn làm những hồ thủy sinh kích thước khủng, cao khoảng 80 - 90 cm chẳng hạn, thì chắc chắn phải cần kiềng mới đủ chắc chắn. Có những đơn vị khác vẫn nhận dán hồ giấu keo không kiềng cao đến 60 cm.

Cân nhắc hồ đúc

Nếu bạn chỉ muốn làm những hồ nhỏ để tập chơi, và chơi những bố cục đơn giản, bạn có để ý ở các tiệm hồ cá hay hồ thủy sinh có mẫu hồ đúc, kính dày khoảng 6 ly, đó là mẫu hồ kính mà 3 mặt trước nó bo tròn (xem hình bên dưới). Những mẫu hồ kính này chơi cũng được, nhưng vẫn cần kê đế cho chắc, và cũng chỉ chơi những bố cục đơn giản.

Hồ này thường được các bạn chơi ở văn phòng, để trên bàn làm việc, hoặc làm quà tặng.

Hồ đúc thích hợp cho những bố cục thủy sinh đơn giản
Cân nhắc hồ đúc tích hợp sẵn đèn, lọc, có nắp

Đây là mẫu hồ nhập, có nghĩa là hồ sẽ có có sẵn nắp đậy, và đèn, lọc được tích hợp vào nắp luôn. Với mẫu hồ này, bạn không lo cá nhảy ra ngoài. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tôi, đây là mẫu hồ chỉ thích hợp nuôi cá đơn thuần hoặc chơi những bố cục thủy sinh vô cùng đơn giản, hoặc làm quà tặng, và kích thước của nó cũng khá nhỏ. Vẫn có những mẫu hồ lớn nhưng giá rất đắt. 

Nếu bạn có ý định làm một hồ thủy sinh lớn, thiết kế chuẩn, thì đừng chọn những mẫu hồ đúc, việc có nắp làm cản trở quá trình chăm sóc hồ.


Hồ đúc tích hợp đèn, lọc, có nắp chơi thủy sinh
Hạn chế dùng hồ đúc có nắp, tích hợp sẵn đèn, lọc để chơi thủy sinh


Cân nhắc hồ siêu trong

Với những bạn chơi thủy sinh có điều kiện kinh tế, các bạn thường chọn hồ kính siêu trong, đắt gần gấp đôi so với hồ thường, hồ siêu trong đương nhiên đẹp hơn và sang trọng hơn. Nói như vậy không có nghĩa hồ kính loại thường không đẹp, hơn 95% người chơi thủy sinh đang dùng kính thường.

Bởi vì giá kính siêu trong rất đắt, nên các bạn có những lựa chọn sau để tiết kiệm chi phí:


  * Siêu trong 1 mặt (mặt trước)
  * Siêu trong 4 mặt (trừ mặt đáy)

Hồ kính siêu trong cho những bạn muốn đầu tư một hồ thủy sinh chuyên nghiệp



Có khả năng bạn sẽ nhanh chóng thanh lý hồ nhỏ mua hồ lớn để thỏa mãn đam mê thủy sinh

Nếu bạn đang có một ngôi nhà khang trang và bắt đầu say mê vẻ đẹp của hồ thủy sinh, thì nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư một hồ tương đối nhỏ để tập chơi, ví dụ hồ nhỏ có kích thước 60 x 40 x 40 chẳng hạn, vì khi bạn đã biết chơi thủy sinh và thành công, tức là trồng cây lên xanh đẹp, thì khả năng bạn sẽ thanh lý hồ nhỏ để mua một hồ to hơn cho thỏa đam mê là rất cao. Tôi đã gặp rất nhiều khách hàng ở trường hợp này.

Cho nên nếu bạn muốn chơi một hồ to, ví dụ kích cỡ 1m2 x 50 x 50 chẳng hạn, và lo ngại mình không có kinh nghiệm, cứ mạnh dạn chơi, và nếu bạn đang đọc được bài viết này và liên hệ tôi, tôi sẽ chỉ cho bạn từng bước cặn kẽ để có thể chơi thành công, lưu ý: bạn không nhất thiết phải mua hàng của tôi thì tôi mới tư vấn, không mua tôi vẫn tư vấn như thường.

Bài viết này chỉ mang tính chất chia sẻ, tôi phân tích ưu và nhược điểm của các mẫu hồ đang có trên thị trường cho bạn tham khảo.

Khi đã chọn được kích cỡ và loại hồ kính phù hợp với nhu cầu của mình, bước tiếp theo bạn cần chọn lọc và đèn cho phù hợp. Ví dụ: hồ 1m2 x 50 x 50 thì phải dùng đèn đủ công suất để thắp sáng cho hồ, cây thủy sinh mới lên được, nếu dùng đèn quá yếu thì đương nhiên cây lên không nổi thậm chí chết.

Tính thể tích cho hồ: sau khi đã chọn xong hồ kính, bạn cần biết thể tích của hồ mình là bao nhiêu lít, từ đây ta có thể chọn được lọc và đèn cho phù hợp.

Thế tích hồ = (dài x rộng x cao)/1000

Ví dụ: Tôi có hồ 60 x 40 x 40 (dài x rộng x cao), tính bằng cm, thì thể tích là = (60 x 40 x 40)/1000= 96 (lít)

Xong phần hồ kính, mời bạn theo dõi tiếp các bài viết tiếp theo của mục 'Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z' của Vinh Aqua.

Hạn chế tự dán hồ

Nếu bạn muốn kinh doanh thì có thể tự dán từ từ, nếu không thì những hồ mới dán lần đầu chắc chắn sẽ gặp lỗi, thời gian và công sức bạn bỏ ra thậm chí còn hơn bỏ tiền ra mua, như hình bên dưới, 1 hồ kính thủy sinh tự dán bị lỗi keo

Một hồ kính thủy sinh tự dán bị lỗi


Có thể bạn quan tâm:
Tự làm hồ thủy sinh từ A đến Z
[/tintuc]

XEM THÊM

9 comments :

  1. Bể 80cm 50cm 50cm kính 8li giá thế nào bạn

    ReplyDelete
  2. Rất bổ ích. thanks tác giả

    ReplyDelete
  3. mình xin kinh nghiệm bắt đầu chơi cá và thay nước, mình có hồ 644 chưa biết nên nuôi loại nào dễ chăm sóc , định chơi theo kiểu Biotop vì lười vệ sinh bể lọc thùng ngoài

    ReplyDelete
  4. Chào bạn. Mình mới đọc bài viết tư vấn làm hồ cá bằng kính của bạn và thấy rất tâm đắc. Hiện giờ mình muốn làm 1 hồ cá bằng kính kích thước lớn (dài khoảng 2m, rộng 1,5m và cao 1m) để trên sân thượng. Nếu to như vậy thì kính có chịu nổi áp lực nước k? làm như thế nào cho chắc chắn? nhờ bạn tư vấn cho mình. Xin cám ơn nhiều!

    ReplyDelete
  5. hồ của mình 145, 55, 50 kính 12theo bạn có cần làm nẹp giằng trên nữa không,mình đang lăn tăn quá....

    ReplyDelete
  6. Cho mình hỏi. Mình làm bể 1,2m x 0,3m x 0,6m kính 12ly mài vitinh dán dấu keo không kiềng, keo apolo A600. Hiện mình đang thử nước và thấy phần giữa bể hơi phình 2ly so với 2 bên thành. Vậy có sao không và kích thước như vậy có ảnh hưởng gì ko ạ vì mình đọc thấy nhiều bài viết “chiều sâu bể càng hẹp thì áp lực càng lớn lên 2 mặt trước và sau“ xin các tiền bối giải đáp giúp

    ReplyDelete
  7. Mình cần tư vấn bể cá để mua

    ReplyDelete
  8. Minh xin được tư vấn với bể 80 cm đến 1m cho không gian phòng khách 25m2 để chơi cá cảnh.giá bán.mình ở Ninh Bình

    ReplyDelete