Hướng dẫn tự làm hồ thủy sinhTài liệu không thể bỏ qua cho người mới Cuộc thi thủy sinh thế giớiKhám phá thế giới thủy sinh Tạp chí thủy sinhNhững bài viết của Vinh Aqua
[tintuc]
Ráy thủy sinh là cây dễ mà khó, trong bài viết ngắn này Vinh Aqua chia sẻ với các bạn một số kiến thức thú vị mà bạn cần biết để chinh phục thành công cây ráy.

Cây ráy dễ mà khó

Sở dĩ nói cây ráy dễ mà khó thì bạn cần đọc thêm bài viết bên dưới để nắm rõ chi tiết. Phần lớn những cây ráy thủy sinh đang được bán trên thị trường là ráy lá cạn, nếu bạn ngay lập tức nhấn chìm trong một hồ thủy sinh chưa ổn định thì khoảng vài tuần sau bạn sẽ từ từ thấy cây thối rữa và chết hoàn toàn.
Xem thêm: Ráy thủy sinh bị rữa và cách khắc phục
Cách vệ sinh cây ráy hiệu quả

Lá của cây ráy rất dễ bị bám rêu hại. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm chơi ráy thủy sinh, bạn sẽ thấy ráy của họ rất xanh, sạch. Ngoài những yếu tố như dinh dưỡng, kiến thức về cách chăm sóc, vệ sinh hồ, bạn hãy thả thêm những sinh vật giúp bạn vệ sinh cây ráy vô cùng hiệu quả như Ốc Nerita, Cá otto, tép màu...

Lá của cây ráy thủy sinh rất dễ bị dính rêu hại


Những sinh vật trên không những giúp bạn vệ sinh cây ráy mà còn những loại cây thủy sinh khác, chúng sẽ ăn rêu hại bám trên lá như hình bên dưới.

Phản hồi của người chơi thủy sinh về ốc Nerita
Phản hồi của người chơi thủy sinh về ốc Nerita

Đối với một bể thủy sinh lớn thì bạn phải thả tương đối nhiều các sinh vật vệ sinh vào mới có hiệu quả, ví dụ một hồ thủy sinh dài 1m2 mà bạn thả chỉ 2-3 con ốc nerita vào thì chúng làm việc không xuể, phải 20-30 con khi có rêu nâu bùng phát chẳng hạn.

Xem thêm: Ốc Nerita vệ sinh hồ bạn có thể mua tại Vinh Aqua

Bên cạnh thả những sinh vật vệ sinh như Ốc Nerita, cá otto, tép Yamato, bạn cũng cần bỏ công sức thay nước, vệ sinh hồ định kỳ, cắt tỉa những lá già yếu rách rưới thì những cây thủy sinh mới phát triển xanh sạch đẹp.
Ráy thủy sinh bị dơ
Lá của cây ráy thủy sinh rất dễ bị dính rêu hại
Ráy lá nước mắc hơn lá cạn.

Lá nước sẽ đẹp hơn lá cạn, thường khi bạn mua ráy lá cạn ở các cửa hàng thủy sinh về, sẽ mất vài tháng để ra lá nước hoàn toàn, do đó, nếu bạn mua ráy lá nước sẽ mắc hơn lá cạn là điều đương nhiên.

Rêu hại bám lên ráy

Khi ráy của bạn bị rêu bám, cần xem xét lại dinh dưỡng trong hồ, mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên chính gây ra rêu hại. Trong quá trình xử lý, nếu lá ráy nào bị rêu hại nặng quá thì cứ mạnh dạn cắt bỏ, bổ sung thêm dinh dưỡng cho hồ, tăng cường vệ sinh, chăm sóc hồ.
Rêu chùm đen bám lên lá cây ráy thủy sinh

Có nhiều loại ráy thủy sinh khác nhau

Trên thị trường có rất nhiều loại ráy thủy sinh khác nhau, tùy vào kích cỡ hồ mà bạn chọn cây ráy phù hơp, chúng khác nhau cả về kích thước và giá cả. Hiện tại nếu bạn đến shop thủy sinh Vinh Aqua sẽ có khoảng 11 loại ráy khác nhau cho bạn chọn.
Xem thêm: Các loại ráy thủy sinh bạn có thể mua tại Vinh Aqua
Một hồ thủy sinh sử dụng nhiều loại ráy có kích cỡ khác nhau
Một hồ thủy sinh sử dụng nhiều loại ráy có kích cỡ khác nhau

Điều kiện tốt nhất để cây ráy phát triển

Với những hồ thủy sinh được trang bị đầy đủ phụ kiện chuyên dụng, đáp ứng đầy đủ các yếu tố như dinh dưỡng, ánh sáng, co2, nước mát, người chơi có kiến thức chăm sóc...cây ráy sẽ phát triển rất xanh và sạch, thậm chí sau vài tháng có thể cắt tỉa để nhân giống.

XEM THÊM

No comments :

Post a Comment